Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống sau nâng mũi cũng rất quan trọng, góp phần giúp mũi vào phom dáng đẹp cũng như rút ngắn thời gian phục hồi, hạn chế biến chứng. Chính vì vậy việc nên ăn gì và không nên ăn gì luôn được nhiều người đặc biệt quan tâm. Vậy sau nâng mũi ăn bún được không? Có ảnh hưởng gì đến dáng mũi? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong nội dung bài viết sau, mời các bạn cùng tham khảo.
Thành phần chính cấu tạo nên bún
Chúng ta hãy cùng tham khảo thành phần chính cấu tạo nên sợi bún trước khi giải đáp câu hỏi nâng mũi có ăn được bún không nhé.
Bún có màu trắng, dai nhẹ, là nguyên liệu của nhiều món nước, món xào hấp dẫn. Bún thường được làm từ bột gạo tẻ nên có thể ăn thay cơm hàng ngày. Hiện nay, bún được chia thành 2 loại là bún khô và bún tươi. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu ăn kiêng của nhiều chị em, người ta còn sản xuất các loại bún được làm từ gạo lứt.
Theo Bộ y tế, trong 100gr bún có chứa 107- 130 kcal, bên cạnh đó bún cũng cung cấp protein, canxi, chất xơ, photpho, sắt, magie, nước…. Có thể thấy, bún có lượng kcal khá thấp nên có thể sử dụng để thay thế cơm.
Nâng mũi ăn bún được không?
Bún là món ăn đã quá quen thuộc với người Việt Nam và là nguyên liệu làm lên các món ngon, hấp dẫn như bún thịt nướng, bún mọc,… Tuy nhiên, nhiều người lo lắng không biết nâng mũi có được ăn bún không?
Trả lời vấn đề này, các chuyên gia cho biết, bún được làm từ gạo tẻ hoặc gạo lứt nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng sau khi nâng mũi. Bún không gây ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của mũi, không gây biến chứng về sau.
Tuy nhiên, thông thường khi ăn bún, chúng ta sẽ sử dụng kèm theo rất nhiều các loại thực phẩm khác. Bạn cần phải lưu ý về các thực phẩm ăn kèm này. Chẳng hạn như mắm tôm, hải sản, rau muống, thịt bò, thịt gà,… đều phải kiêng cữ sau nâng mũi, bởi chúng gây hại cho dáng mũi, khiến mũi dễ bị mưng mủ, để lại sẹo xấu. Do đó, khi ăn bún bạn tuyệt đối không được ăn kèm các thực phẩm này.
Mặt khác, khi sử dụng bún, bạn cần tránh ăn những loại bún có nguồn gốc không rõ ràng, sử dụng nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe.
>>> Nâng mũi ăn nước mắm được không? Tại sao nên thận trọng?
Những món bún có thể ăn sau nâng mũi
Như vậy, nâng mũi ăn bún được không – Câu trả lời là có thể nhưng bạn chỉ nên ăn các món bún như sau:
- Bún thịt nướng: Món này tương đối quen thuộc với nhiều người và mang hương vị thơm ngon. Sau nâng mũi, bạn vẫn có thể ăn bún thịt nướng với nguyên liệu chính là bún tươi, thịt heo nướng, ăn kèm với rau xà lách, dưa leo, một số loại rau thơm. Đối với nước mắm bạn có thể ăn nhưng không nên ăn nhiều, ngoài ra không nên sử dụng thêm tỏi, ớt trong món ăn này nhé.
- Bún xào thịt heo: Sau nâng mũi, nếu đã ngán phải ăn cháo, cơm thì bạn có thể đổi món với bún thịt xào. Nguyên liệu chính của món này là bún, thịt heo xào, ăn kèm với rau xà lách, dưa leo, rau thơm.
- Bún xào chay: Món bún xào chay rất dễ làm và có thể ăn sau khi nâng mũi. Bạn có thể chế biến món này từ bún khô, rau cải ngọt, cà rốt cắt sợi, giá đỗ, đậu cove, nấm đùi gà, nấm trắng và đậu hũ. Trong quá trình xào rau bạn nên nêm nếm gia vị vừa ăn để không cần sử dụng thêm nước tương.
Đây chỉ là gợi ý một vài món bún mà bạn có thể ăn sau nâng mũi. Bạn hoàn toàn có thể biến tấu bún với nhiều nguyên liệu khác nhau để phù hợp với khẩu vị. Nhưng lưu ý không sử dụng bún kèm theo rau muống, thịt gà, thịt bò, hải sản, trứng, những thực phẩm không tốt cho dáng mũi nhé.
>>> Nâng mũi bao lâu được ăn trứng vịt lộn?
Những món bún không được ăn sau nâng mũi
- Bún bò: Nâng mũi ăn bún được không – Không nên ăn bún bò sau nâng mũi. Bởi thịt bò không tốt cho người mới nâng mũi, có thể gây sẹo thâm, mất thẩm mỹ. Ngoài ra, bún bò thường ăn kèm với rau muống, có thể gây sẹo lồi cho vết thương.
- Bún riêu cua: Sau nâng mũi, bạn cũng không được ăn bún riêu cua. Nguyên nhân là riêu cua thuộc thủy hải sản, thường có tính tanh, ăn nhiều có thể gây ngứa, dị ứng.
- Bún chả cá: Chả cá thường được làm từ các loại cá biển nên cũng cần phải kiêng cữ sau nâng mũi để đảm bảo an toàn.
- Bún ốc: Món này cũng nằm trong danh sách những món bún cần kiêng sau nâng mũi. Bởi ốc có tính tanh, thuộc nhóm thủy hải sản cần kiêng sau nâng mũi.
- Bún thái hải sản: Đây là món mà bạn nhất định phải kiêng sau nâng mũi. Bởi bún thái không chỉ cay, gây nóng trong, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục mà trong món này thường có các loại hải sản, tôm, mực ảnh hưởng đến dáng mũi.
- Bún đậu mắm tôm: Điểm tinh túy của món này chính là phần mắm tôm nhưng đồng thời đây cũng loại thực phẩm cần kiêng cữ sau nâng mũi. Chính vì vậy bạn không nên ăn bún đậu mắm tôm nhé.
>>> Nâng mũi ăn cháo ếch được không?
Top những thực phẩm nên bổ sung sau nâng mũi
Ngoài câu hỏi nâng mũi ăn bún được không thì nhiều người còn muốn biết thêm về các loại thực phẩm tốt cho dáng mũi sau phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm, món ăn mà bạn nên bổ sung trong quá trình phục hồi:
- Cháo, súp, thức ăn dạng lỏng
Trong thời gian đầu sau nâng mũi, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Mặt khác, dáng mũi bị sưng đau cũng khiến bạn gặp một vài trở ngại khi ăn uống. Lúc này bạn nên ưu tiên ăn các loại thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo hoặc súp để tránh cho cơ hàm phải hoạt động nhiều. Sau đó mới từ từ ăn cơm như bình thường nhé.
- Thịt nạc heo, sữa
Sau nâng mũi, dù không mất nhiều máu nhưng cơ thể bạn cũng sẽ bị mệt mỏi, khó chịu. Lúc này bạn cần phải bổ sung thêm calo, chất đạm cho cơ thể. Bạn có thể ăn thịt nạc heo hoặc uống sữa để lấy lại năng lượng.
- Các loại rau củ giàu chất xơ
Các loại rau củ thường rất giàu chất xơ, dễ tiêu hóa và có lợi cho quá trình phục hồi. Hơn thế nữa, trong rau củ cũng có hàm lượng khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sau nâng mũi, bạn nên ăn các loại rau củ như cà rốt, củ cải, khoai tây, khoai lang, rau cải xanh, rau cải ngọt, súp lơ, cà chua…
- Các loại nấm
Nấm được biết đến loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Trong nấm có chứa nhiều vitamin B, vitamin D, protein, chất xơ, kali, đồng, selen và nhiều vi chất cần thiết khác. Ăn nấm không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp mũi nhanh lành. Bạn có thể sử dụng các loại nấm như: nấm rơm, nấm đùi gà, nấm hương, nấm kim châm…
- Trái cây chứa nhiều vitamin
Sau nâng mũi, bạn nên bổ sung thêm các loại trái cây tươi, nhất là những quả mọng, quả chứa nhiều vitamin A, C như nho, việt quất, kiwi, cam, táo, lê, bưởi, đu đủ, ổi, dưa hấu,… Đối với những loại quả cứng thì bạn có thể cắt nhỏ để ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ép thành nước ép hay sinh tố để uống.
- Thực phẩm giàu lợi khuẩn
Bên cạnh các nhóm thực phẩm trên thì bạn cũng đừng quên bổ sung thêm thực phẩm giàu lợi khuẩn để giúp tiêu hóa tốt hơn như sữa chua. Điều này cũng hỗ trợ không nhỏ giúp mũi mau lành đấy.
Lời kết
Trên đây là những giải đáp về vấn đề nâng mũi ăn bún được không. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, khoa học. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn, hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ ạ!