Nâng mũi ăn sò lông được không là câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều từ khách hàng. Trong nội dung bài viết sau đây, viện thẩm mỹ Tuấn Linh sẽ giúp bạn làm sáng tỏ thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.
Sò lông và các giá trị dinh dưỡng
Sò lông là một loại hải sản thân mềm, có 2 mảnh vỏ hình bầu, hơi ngả về phía trước. Theo Đông y, sò lông có vị ngọt, tính ấm, không gây độc và có công dụng bổ huyết, kiện vị, chữa thiếu máu, huyết hư, tiêu hóa kém.
Sò lông có chứa nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như chất đạm, sắt, các loại vitamin,… Một số lợi ích của sò lông với sức khỏe là:
- Chữa viêm đại tràng: Người gặp các vấn đề về đại tràng thường phải kiêng ăn hải sản. Tuy nhiên với sò lông thì vẫn có thể sử dụng được. Thậm chí sò lông còn được xem là phương thuốc chữa viêm đại tràng hiệu quả.
- Bổ máu: Ăn sò lông sẽ giúp bổ sung nhiều muối khoáng, vitamin cũng như chất sắt. Các loại chất này sẽ giúp bổ máu, giúp da hồng hào hơn.
- Chữa viêm gan: Sò lông có thể hỗ trợ chữa các bệnh về gan, vàng da. Đó là nhờ chúng chứa nhiều chất đạm, vitamin và lượng chất béo ít.
- Chữa mồ hôi trộm: Sò lông cung cấp nhiều các loại vitamin, canxi,… góp phần đáng kể cải thiện chứng mồ hôi trộm.
Sau nâng mũi ăn sò lông được không?
Đối với câu hỏi nâng mũi ăn sò lông được không thì đáp án chính là không. Nguyên nhân là bởi sò lông có chứa nhiều chất kẽm, sắt, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng chứa nguồn đạm dồi dào. Điều này có thể làm kích thích tế bào da tái tạo quá mức gây nên tình trạng sẹo lồi, mất thẩm mỹ.
Chưa kể, sò lông thuộc hải sản nên có tính tanh. Đối với những người có cơ địa nhạy cảm thì có thể gây ra tình trạng dị ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy. Điều đó có thể làm chậm quá trình lành thương của mũi.
Mặt khác, do đặc tính sống của sò lông là ở bùn nước. Do đó nếu không được vệ sinh hay chế biến kỹ thì có thể để lại 1 lượng vi khuẩn gây hại, không tốt cho người mới nâng mũi. Chính vì vậy, tốt hơn hết bạn nên “loại bỏ” món sò lông ra khỏi thực đơn sau nâng mũi nhé.
Cùng đọc thêm về:
Ăn Tré có gây hại cho dáng mũi sau nâng không?
Nâng mũi bao lâu thì được ăn sò lông?
Bạn nên kiêng ăn sò lông cho đến khi vết thương đã hồi phục và ổn định hoàn toàn. Thời gian kiêng cữ cụ thể sẽ phụ thuộc vào cơ địa từng người, mức độ hồi phục nên sẽ có người nhanh, người chậm.
Trung bình, thời gian kiêng cữ sẽ khoảng 1 tháng. Đối với những người cơ địa nhạy cảm, tốc độ lành thương chậm thì nên kiêng từ 1.5 – 2 tháng. Để biết chính xác nâng mũi bao lâu thì ăn được sò lông, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thẩm mỹ nhé.
Trong trường hợp bạn vô tình ăn sò lông trong giai đoạn đang hồi phục thì cần quan sát vết thương và liên hệ với bác sĩ thẩm mỹ. Nếu như lượng sò lông bạn ăn vào không nhiều, cơ thể lành tính thì bạn không cần phải lo lắng. Lúc này bạn chỉ cần uống nhiều nước, bổ sung thêm nhiều loại trái cây tươi để tăng cường miễn dịch cho cơ thể là được.
Tuy nhiên với trường hợp lỡ ăn nhiều hoặc cơ địa dữ, nhạy cảm thì bạn có thể xuất hiện các dấu hiệu ngứa, sưng tấy. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kê thuốc kháng sinh, kháng viêm nhé. Đối với trường hợp này thì thời gian phục hồi của bạn sẽ kéo dài hơn bình thường.
Những câu hỏi liên quan
- Nâng mũi ăn sò huyết được không?: Đối với câu hỏi này thì đáp án vẫn là KHÔNG thể ăn. Sò huyết là thực phẩm rất giàu chất kẽm, magie, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sò huyết lại giàu lượng đạm có thể gây hình thành sẹo lồi ở vết thương hở. Chưa kể, nếu ăn phải sò huyết không được chế biến cẩn thận thì bạn rất dễ bị nhiễm bệnh liên quan đến tiêu hóa. Từ đó, quá trình lành thương cũng sẽ bị kéo dài.
- Nâng mũi ăn sò điệp được không?: Sò điệp là một trong những loại hải sản khá quen thuộc, thích hợp để chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Không chỉ vậy, loại sò này cũng có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên với người mới nâng mũi thì không nên ăn sò điệp nhé. Vì nó có tính tanh, có thể làm ảnh hưởng đến vết thương ở mũi.
- Nâng mũi ăn sò mai được không?: So với các loại sò khác thì sò mai có hình dáng to hơn nhiều lần. Thịt sò mai nhão, ăn không ngon nhưng phần sò biên mai (hay cồi) lại cực kỳ hấp dẫn. Thế nhưng, dù có thèm đến mấy thì bạn cũng không nên ăn loại hải sản này nhé. Chúng sẽ gây ảnh hưởng đến vết thương ở mũi đấy.
- Nâng mũi ăn sò dương được không?: Sò dương hay sò mồng có rất nhiều thịt, màu trắng hồng. Thịt sò dương dai, ngon ngọt nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, sau nâng mũi thì bạn không nên ăn loại hải sản này. Bởi nó có thể khiến cho vết thương bị sẹo xấu, gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
Nhìn chung, đối với các loại hải sản (tôm, mực, bạch tuộc, sò, ốc, ngao, cá biển…) bạn đều phải kiêng cữ sau nâng mũi nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiêng thịt bò, thịt gà, trứng, rau muống, đồ nếp, các chất kích thích…
Vậy nên ăn gì để nhanh lành?
Có thể thấy, sau nâng mũi ngoài thắc mắc như nâng mũi ăn sò lông được không thì bạn hầu như phải kiêng cữ khá nhiều các loại thực phẩm như: các loại hải sản, thịt bò, thịt gà, đồ nếp… Vậy bạn nên ăn những gì để bổ sung? Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người mới nâng mũi, bạn nên tham khảo:
- Thịt heo: Thịt heo là nguồn chất đạm lành tính, rất phù hợp với người mới nâng mũi. Bởi thành phần chất đạm trong thịt heo chỉ vừa đủ để giúp tái tạo tế bào, làm liền thương mà không gây ra tình trạng sẹo lồi hay sẹo thâm.
- Các loại cháo, súp: Trong những ngày đầu sau nâng mũi, ăn cháo, súp là lựa chọn phù hợp nhất. Bởi chúng mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa và không làm ảnh hưởng đến cơ hàm, không ảnh hưởng đến dáng mũi. Bạn có thể ăn cháo thịt heo, cháo đậu xanh, súp bí đỏ, súp cà rốt,…
- Yến mạch, ngũ cốc: Các loại hạt như đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành, yến mạch… rất tốt với người mới nâng mũi. Chúng sẽ giúp bạn nạp năng lượng, cung cấp tinh bột tốt cho sức khỏe.
- Sữa, sữa chua: Sữa cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nên phù hợp với bạn. Còn sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ giảm viêm nên cũng rất tốt cho người mới sửa mũi.
- Các loại rau xanh: Các loại rau có màu xanh đậm rất giàu chất xơ cũng như cung cấp các khoáng chất, vitamin cần thiết. Bạn nên bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày nhé nhưng hãy ngoại trừ rau muống.
- Trái cây giàu vitamin: Nguồn vitamin, chất chống oxy hóa tuyệt vời chính là hoa quả. Nó sẽ giúp bạn tăng đề kháng, giảm viêm nhiễm, giảm sẹo thâm. Một số loại trái cây mà bạn nên ăn là cam, bưởi, ổi, táo, lê, quýt, dưa hấu, dâu tây, kiwi,… Đối với các loại quả cứng bạn nên cắt nhỏ để dễ ăn nhé.
- Bổ sung đủ nước: Và bạn cũng đừng quên bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể nhé. Mỗi ngày nên nạp khoảng 2-3 lít nước nhé. Bạn có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép, sinh tố hoặc các món canh hầm.
Lời kết
Vậy đó là những thông tin chia sẻ về vấn đề nâng mũi ăn sò lông được không. Nếu như bạn còn câu hỏi nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ MIỄN PHÍ ạ.
- Nâng mũi ăn Sương Sáo được không? Top 6 thực phẩm “vàng” - 17/09/2023
- Nâng mũi ăn Xà Lách Xoong được không? Gợi ý món nên ăn - 16/09/2023
- Nâng mũi ăn Sò Lông được không? Hé lộ lý do cần kiêng - 16/09/2023