Cắt môi là dịch vụ thẩm mỹ phổ biến giúp cải thiện hình dáng và kích thước bờ môi. Từ đó giúp bạn sở hữu đôi môi gợi cảm, quyến rũ thu hút ánh nhìn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cắt môi cũng thành công, đạt được tính thẩm mỹ như mong đợi. Vì nhiều lý do khác nhau mà có những trường hợp cắt môi hỏng, bị biến chứng, môi không đều, lệch… Cùng tìm hiểu về các trường hợp cắt môi bị hỏng, nguyên nhân cũng như cách khắc phục bên dưới nhé.
Điểm mặt các trường hợp cắt môi hỏng
Cắt môi là 1 tiểu phẫu thẩm mỹ giúp chỉnh sửa kích thước và hình dáng của môi. Hô biến đôi môi dày, xấu trở nên nhỏ xinh, quyến rũ. Kỹ thuật cắt môi không quá phức tạp, không xâm lấn sâu vào môi. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những trường hợp cắt môi hỏng. Theo thống kê, các ca cắt môi bị hỏng có tỷ lệ khoảng 15%. Dưới đây là các biến chứng khi cắt môi không an toàn:
- Môi bị lệch sau cắt
Mục đích của việc cắt môi là tạo hình đôi môi quyến rũ, duyên dáng. Trong đó hình dáng môi được nhiều người yêu thích nhất là hình trái tim hay hình cánh én. Đặc điểm của dáng môi này là có sự đối xứng 2 bên qua phần nhân trung. Tuy nhiên, nếu đo vẽ tỉ lệ không chính xác thì có thể dẫn đến môi bị lệch, thiếu cân đối làm cho gương mặt không hài hòa. Đây cũng là một trong những trường hợp cắt môi hỏng khiến nhiều người sợ hãi.
- Răng hở sau cắt môi
Cắt môi không đúng kỹ thuật, cắt quá mức có thể khiến cho môi bị mỏng đi nhiều gây ra tình trạng răng hở. Đây là biểu hiện của việc co kéo môi sau thẩm mỹ, làm cho khách hàng không thể ngậm miệng được, hoặc môi trên không thể khớp với môi dưới. Ngoài ra trường hợp răng hở sau khi cắt môi cũng có thể là do cách chăm sóc hậu phẫu của khách hàng bị sai, không khoa học dẫn đến nhiễm trùng, sưng viêm và gây co rút.
- Môi biến dạng hình trái ấu
Nhiều người muốn cắt môi tạo hình trái tim nhưng lại bị “quá lố” trở thành môi trái ấu. Nguyên nhân thường là do tay nghề của bác sĩ, con mắt thẩm mỹ kém khiến cho đôi môi bị cong quá nhiều, phần nhân trung lại dài nhưng đôi môi lại quá mỏng. Môi trái ấu không chỉ xấu về mặt thẩm mỹ mà nó còn ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh lý của môi như cười nói không được tự nhiên.
- Lộ sẹo xấu sau cắt môi
Cắt môi nhưng bị sẹo xấu, lộ dấu vết thẩm mỹ cũng không quá hiếm gặp. Thường là do tay nghề của bác sĩ non kém, vết cắt quá sâu, rộng gây nên. Hoặc cũng có thể do vết thương bị nhiễm trùng khiến cho môi bị tổn thương gây ra sẹo. Ngoài ra có thể do khách hàng ăn các thực phẩm gây sẹo lồi như rau muống, hải sản,…
- Môi mất khả năng co kéo
Một trong những biến chứng cắt môi hỏng khác là môi bị mất khả năng co kéo, khó khép kín miệng. Nguyên nhân thường là do thực hiện tại các địa chỉ kém chất lượng, bác sĩ “dởm”. Cụ thể, bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, dẫn đến tác động vào cơ môi làm ảnh hưởng đến chức năng co giãn của môi. Điều này sẽ khiến cho môi bị “đơ”, khó cử động và cũng khó khép miệng.
- Môi trên không cân với môi dưới
Môi trên không cân với môi dưới cũng là điều mà khách hàng lo sợ sau khi thẩm mỹ môi. Theo các chuyên gia, để có được đôi môi đẹp, quyến rũ thì tỉ lệ của môi trên và môi dưới phải cân xứng, thường sẽ là môi trên dày bằng ⅔ môi dưới. Nếu tỉ lệ đo vẽ sai, cắt quá lố thì sẽ khiến môi bị mỏng đi nhiều, mất sự cân đối.
Nguyên nhân cắt môi bị hỏng
Cắt môi bị hỏng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cả khách quan và chủ quan. Nhưng phần lớn là xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Bác sĩ thiếu chuyên môn
Tay nghề của bác sĩ là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng cắt môi hỏng, bị nhiễm trùng, bị lệch, bị biến dạng. Đối với các ca thẩm mỹ thì tay nghề của bác sĩ là yếu tố then chốt làm nên sự thành bại.
Cắt môi dù chỉ là tiểu phẫu đơn giản nhưng nó vẫn tác động vào niêm mạc môi, vẫn đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn cùng con mắt thẩm mỹ tinh tế. Bác sĩ cần phải đo vẽ, xác định chính xác tỷ lệ môi cần cắt, sao cho cân đối với gương mặt. Kỹ thuật cắt đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, loại bỏ đúng mô da, không xâm lấn thừa. Kỹ thuật khâu cũng phải khéo léo để không lộ sẹo xấu.
Do đó, nếu thực hiện cắt môi bởi bác sĩ “dởm”, không có chuyên môn bằng cấp, ít kinh nghiệm thì khả năng bạn phải đối mặt với các biến chứng, môi bị hỏng là rất cao. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn khiến môi bị tổn thương nhiều, khó khắc phục. Chính vì vậy, hãy thật tỉnh táo tìm hiểu kỹ về bác sĩ cắt môi nhé.
- Quy trình cắt môi thiếu an toàn
Bên cạnh nhân tố bác sĩ thì quy trình cắt môi cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thẩm mỹ cũng như độ an toàn. Thống kê cho thấy, phần lớn các trường hợp cắt môi bị hỏng, biến dạng đều là do được thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ “chui”, chưa được cấp giấy phép, quy trình không đạt chuẩn.
Bởi ở những nơi như thế thường không có đủ các trang thiết bị hiện đại, quy trình không khép kín, không vô trùng khử khuẩn dẫn đến môi dễ bị viêm, nhiễm khuẩn. Trong khi đó, cắt môi đòi hỏi 1 quy trình an toàn, mọi thứ cần được khép kín để kiểm soát rủi ro. Chính vì vậy, nếu có nhu cầu cắt môi thẩm mỹ, bạn chỉ nên tìm đến các đơn vị uy tín, chất lượng, cơ sở vật chất đầy đủ, quy trình an toàn nhé.
- Chăm sóc hậu phẫu sai cách
Nếu như tay nghề bác sĩ, quy trình thực hiện là yếu tố khách quan làm môi bị hỏng thì chăm sóc hậu phẫu sai cách chính là yếu tố chủ quan. Cắt môi có thời gian phục hồi tương đối nhanh nhưng nó vẫn gây ra vết thương hở. Vì vậy trong giai đoạn đầu, bạn nhất định phải tuân thủ theo mọi chỉ định của bác sĩ. Chẳng hạn như chú ý giữ vệ sinh vết thương, kiêng cữ các thực phẩm gây hại, uống thuốc và tái khám đúng hẹn.
Nếu bạn không chú trọng đến việc vệ sinh, lau rửa vết thương thì sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập làm môi bị viêm nhiễm. Hoặc bạn ăn những thực phẩm như rau muống, hải sản, thịt bò, đồ nếp, chất kích thích… sẽ làm cho vết thương dễ mưng mủ, để lại sẹo xấu.
Cắt môi hỏng có khắc phục được không?
Cắt môi hỏng là điều không ai mong muốn. Khi gặp phải trường hợp này, điều bạn cần làm là phải thật bình tĩnh và tìm đến các đơn vị, cơ sở thẩm mỹ uy tín để khắc phục. Với công nghệ thẩm mỹ hiện nay, các biến chứng của việc cắt môi hỏng đã có thể khắc phục được nên bạn không cần quá lo lắng.
Sau khi thăm khám xác định tình trạng môi, các bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp để cải thiện. Chẳng hạn đối với các đôi môi bị lệch, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần niêm mạc bị dư, kết hợp kỹ thuật tạo hình nhân trung, chỉnh cơ vòng tạo độ uốn lượn cân xứng.
Tuy nhiên, giải cứu môi hỏng sẽ phức tạp hơn cắt môi một chút. Do đó bạn cần phải lựa chọn các đơn vị uy tín, có đội ngũ y bác sĩ giỏi, công nghệ thẩm mỹ hiện đại, quy trình đạt chuẩn y khoa để đảm bảo an toàn, tránh lặp lại biến chứng cũ nhé.
Hơn thế nữa, sau phẫu thuật, bạn cũng cần phải chú ý kiêng cữ nhiều hơn. Cần vệ sinh vết thương bằng nước muối đều đặn mỗi ngày, không ăn các thực phẩm gây sẹo, gây mưng mủ, không chà sát vào môi, không bặm môi, cần uống thuốc và tái khám theo lịch…
Liên hệ ngay Tuấn Linh để xem giá sửa môi cắt bị hỏng hoặc xem tại đây nhé!
Lời kết
Bài viết trên đã chia sẻ về các trường hợp cắt môi hỏng, nguyên nhân cũng như cách xử lý khi gặp biến chứng. Nếu bạn còn câu hỏi nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp nhé.
- [QA] Có nên may thẩm mỹ Tầng Sinh Môn sau sinh? - 08/12/2023
- Tạo hình mũ âm vật – Cho cảm giác “yêu” thêm thăng hoa - 04/12/2023
- 8 cách thu nhỏ Vùng Kín – Trẻ hóa “cô bé”, giữ lửa hôn nhân - 30/11/2023