Câu hỏi: Thưa bác sĩ, nâng mũi ăn nước mắm được không ạ? Em là đứa thường xuyên nêm nước mắm vào các món ăn. Nhưng nghe một số chị nói phải kiêng nước mắm sau nâng mũi. Nếu kiêng thì kiêng bao lâu ạ, em có lỡ ăn chút nước mắm có sao không bác sĩ? (Quỳnh Milo, Bình Thạnh).
Trả lời: Xoay quanh vấn đề chăm sóc hậu phẫu sau nâng mũi, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Điển hình là nâng mũi có ăn nước mắm được không. Mời bạn theo dõi nội dung bài viết sau để có được đáp án chính xác nhé.
Nước mắm được làm từ gì?
Trước khi trả lời vấn đề nâng mũi có được ăn nước mắm không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thành phần của nước mắm cũng như công dụng của nước mắm đối với sức khỏe đã nhé.
Nước mắm là loại gia vị không thể thiếu trong bữa cơm gia đình của người Việt. Nước mắm có thể sử dụng chế chấm trực tiếp giúp tăng thêm hương vị cho món ăn hoặc cũng có thể sử dụng để nêm nếm các món canh, món kho,…
Nước mắm được làm từ hỗn hợp muối với nhiều loại axit amin được chuyển từ chất đạm trong cá, tôm khi phân hủy. Bên cạnh đó, trong nước mắm còn có thêm một số gia vị, thành phần khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nước mắm có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, vitamin B12 cũng như 13 loại axit amin, muối khoáng… Các loại nước mắm nguyên chất còn có thành phần đạm cao, có lợi cho sức khỏe người dùng. Ngoài ra, sử dụng nước mắm một cách khoa học còn giúp hỗ trợ cải thiện các bệnh bướu cổ, hen suyễn, đau nhức xương khớp, bệnh tăng huyết áp…
Nâng mũi ăn nước mắm được không?
Có thể thấy, nước mắm được làm chủ yếu từ cá biển. Mà sau nâng mũi cần phải kiêng cữ các loại thủy hải sản, đồ tanh. Chính vì vậy nhiều người lo lắng, băn khoăn nâng mũi ăn nước mắm được không cũng là điều dễ hiểu. Mặt khác, một số ý kiến cho rằng ăn nước mắm sẽ làm tăng tỉ lệ hình thành sẹo thâm. Vậy thực hư như thế nào?
Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho biết, vết sẹo thâm được hình thành chủ yếu là do da tiếp xúc với ánh nắng từ mặt trời trong 1 thời gian dài khiến các sắc tố melanin tăng. Vì vậy việc ăn nước mắm gây sẹo thâm là không có căn cứ xác đáng.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, thành phần tyrosine có trong nước mắm khi tiếp xúc với ánh sáng, tia UV có thể chuyển hóa thành melanin, gây sạm vùng da.
Như vậy, nâng mũi ăn nước mắm được không thì nhìn chung thì ăn nước mắm có thể gián tiếp thúc đẩy gây nên sẹo thâm nếu bạn ra ngoài không che chắn cẩn thận, để da vùng mũi tiếp xúc lâu với ánh nắng từ mặt trời. Chính vì vậy, bạn nên thận trọng khi sử dụng nước mắm sau nâng mũi.
- Mặc dù việc ăn nước mắm không ảnh hưởng trực tiếp đến mũi nên nếu cẩn thận bạn có thể kiêng cữ là tốt nhất.
- Nếu có sử dụng thì bạn chỉ nên ăn một lượng nước mắm vừa phải, chọn mua nước mắm nguyên chất, có nguồn gốc.
- Không ăn nước mắm kèm theo gia vị cay nóng như tỏi, ớt để tránh ảnh hưởng đến vết thương.
- Khi ăn nước mắm thì cần hạn chế ra đường, nếu có ra đường thì cần đội nón – mũ che chắn cẩn thận.
>>> Có nên ăn nước tương sau khi nâng mũi?
Nâng mũi nên kiêng nước mắm trong bao lâu?
Như đã chia sẻ ở trên, mặc dù việc ăn một chút nước mắm sau nâng mũi là hoàn toàn có thể, không gây ảnh hưởng. Nhưng nếu bạn kỹ tính và mong muốn chiếc mũi đẹp hoàn hảo thì vẫn nên thực hiện kiêng cữ nước mắm nhé.
Hơn thế nữa, sau nâng mũi bạn nên ưu tiên ăn thanh đạm, hạn chế ăn mặn để tránh ảnh hưởng đến vết mổ. Do đó, việc kiêng ăn nước mắm chỉ có lợi, chứ không có hại. Vậy cụ thể thời gian kiêng cữ bao lâu là hợp lý?
Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn thì bạn nên kiêng ăn nước mắm khoảng 2 tuần sau nâng mũi. Tuy nhiên, nếu bạn có cơ địa dữ thì nên kiêng cữ lâu hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ căn dặn thời gian kiêng cữ, bạn nên tuân thủ theo và theo dõi tốc độ phục hồi của mũi để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.
>>> Nâng mũi ăn hột vịt lộn được không? Phải kiêng bao lâu?
Bật mí một số thực phẩm nên ăn sau nâng mũi
Ngoài việc kiêng cữ như nâng mũi ăn nước mắm được không thì bạn cũng cần phải biết cách bổ sung dinh dưỡng phù hợp, có như vậy mới giúp vết thương mau lành, hạn chế sẹo xấu và biến chứng về sau. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn nên thêm vào thực đơn mỗi ngày:
- Thịt nạc heo: Sau nâng mũi, bạn thường sẽ phải “tránh xa” các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, các loại thịt gia cầm như thịt gà, vịt, ngan… và chỉ có thể ăn thịt heo. Hàm lượng vitamin, chất sắt trong thịt heo sẽ giúp bạn cung cấp thêm năng lượng, bổ máu mà không gây sẹo xấu hay mưng mủ. Bạn có thể chế biến thịt heo thành nhiều món khác nhau như cháo thịt bằm, thịt heo luộc, canh thịt heo, thịt heo kho, thịt ram…
- Các loại ngũ cốc: Các loại ngũ cốc như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, ngũ cốc đều rất tốt cho quá trình phục hồi vết thương nên bạn hãy nhớ bổ sung nhé. Hơn thế nữa, những loại này đều có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa nên sẽ không gây ảnh hưởng đến cơ hàm khi nhai. Mặt khác, trong các loại ngũ cốc này cũng giàu các loại vitamin, khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe, vết thương phục hồi nhanh.
- Các loại rau củ: Rau củ có chứa chất xơ với kết cấu mềm, dễ nhai và hoàn toàn không ảnh hưởng đến mũi. Ăn nhiều rau củ sẽ giúp bạn dễ tiêu hóa, không gây táo bón,… Hơn thế nữa, rau củ cũng giàu các khoáng chất, có lợi cho sự phục hồi như khoai tây, cải trắng, ớt chuông, nấm, súp lơ,…
- Trái cây, quả mọng: Quả mọng như nho, dâu tây, lựu hay việt quất đều rất tốt cho sức khỏe, giúp thúc đẩy quá trình lành thương và hạn chế tình trạng mưng mủ, sẹo xấu. Bạn có thể cắt nhỏ trái cây để ăn trực tiếp hoặc cũng có thể ép lấy nước uống hàng ngày.
- Thực phẩm giàu vitamin E, C: Những thực phẩm giàu vitamin E, C có thể kể đến như cam, bưởi, bơ, hạt dẻ, dâu tây, rau cải xanh cũng rất tốt cho sự hồi phục vết thương sau nâng mũi đấy.
- Thực phẩm lợi khuẩn: Sau nâng mũi bạn cũng nên bổ sung thêm sữa chua, sữa chua uống giàu lợi khuẩn giúp tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
Một số lưu ý khác cần ghi nhớ
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng như nâng mũi ăn nước mắm được không thì bạn cũng cần ghi nhớ những điều sau trong quá trình chăm sóc hậu phẫu nhé:
- Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau, chống phù nề.
- Thực hiện tái khám đúng hẹn để kiểm tra, đánh giá tốc độ phục hồi.
- Nên chườm đá trong 48h đầu tiên, sau đó có thể kết hợp thêm chườm ấm để giảm sưng đau, bầm tím.
- Không gãi, sờ nắn hay va chạm vào vùng mũi để tránh gây chảy máu, bầm tím.
- Vệ sinh vết thương mỗi ngày 2 lần bằng gạc sạch, nước muối sinh lý.
- Giữ vết thương ở mũi khô thoáng, không để nước dính vào.
- Không để vết thương tiếp xúc với ánh sáng, tia UV mặt trời.
- Không nên đeo kính, xông hơi trong vòng 1 tháng đầu tiên.
- Không tập thể thao, tập gym cho đến khi mũi phục hồi hoàn toàn.
- Kiêng ăn rau muống, hải sản, đồ nếp, thịt bò, thịt gà, bia rượu, cà phê, thuốc lá, đồ cay nóng…
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có được đáp án cho câu hỏi nâng mũi ăn nước mắm được không cũng như biết cách cân bằng dinh dưỡng giúp mũi mau lành. Nếu còn bất kỳ điều gì băn khoăn về nâng mũi, hãy liên hệ với viện thẩm mỹ Tuấn Linh để tư vấn, giải đáp nhé.