Nâng mũi bị Co rút sụn | Biến chứng thường thấy sau nâng mũi

Vùng da đầu mũi co rút khiến mũi hếch, lộ rõ lỗ mũi, da mũi co chặt lấy phần sụn nâng, cảm giác đầu mũi luôn căng tức,… là những dấu hiệu mũi bị co rút sau nâng. Không chỉ gây mất thẩm mỹ tình trạng nâng mũi bị co rút sụn còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy tại sao mũi bị co rút? Có thể xử lý, khắc phục được không? Xem ngay nội dung bên dưới.

Nâng mũi bị co rút sụn
Nâng mũi bị Co rút sụn | Biến chứng thường thấy sau nâng mũi

Dấu hiệu mũi bị co rút sau nâng

Nâng mũi bị co rút sụn là tình trạng biến dạng bên trong và bên ngoài mũi, xảy ra khá phổ biến. Các dấu hiệu mũi bị co rút sau nâng thường thấy là:

  • Vùng da mũi bị teo lại.
  • Đầu mũi hếch lên trên.
  • Da mũi co thắt lấy phần sụn mũi.
  • Biến dạng trụ mũi.
  • Cảm giác co thắt, căng chặt vùng đầu mũi.
  • Có thể đi kèm tình trạng viêm nhiễm, tấy đỏ.

Biến chứng mũi bị co rút sau nâng thường xảy ra ở các trường hợp dùng sụn nhân tạo nhiều hơn sụn tự thân. Do loại sụn này có đặc tính hình thành bao xơ, không hoàn toàn tương thích, dễ gây viêm nhiễm và dễ bị đào thải hơn khi đặt vào mũi. 

Tuy nhiên điều này không nghĩa là nâng mũi bằng sụn tự thân thì không có dấu hiệu mũi bị co rút. Cũng có một vài trường hợp sử dụng sụn tự thân như sụn tai gặp phải tình trạng này. Thường là do bác sĩ tay nghề không cao, kỹ thuật bóc tách sụn không tốt, đặt sụn không đúng vị trí được nuôi dưỡng tốt dẫn đến sụn tự thân bị teo đi gây co rút.

Nâng mũi bị co rút sụn có nguy hiểm không?

Tình trạng nâng mũi bị co rút sụn nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề về mặt thẩm mỹ. Bên cạnh đó tình trạng này còn để lại biến chứng nguy hại đến sức khỏe khách hàng. Có những trường hợp phải “sống chung” với chiếc mũi xấu cả đời. Mũi bị hoại tử, viêm nhiễm nặng nề…

Nguyên nhân tại sao mũi bị co rút sau nâng?

Nâng mũi bị co rút sụn là điều không mong muốn. Và tình trạng này thường xảy ra khi bạn lựa chọn đơn vị thực hiện kém uy tín, bác sĩ thiếu chuyên môn, kinh nghiệm. Các nguyên nhân chính gây nâng mũi bị co rút sụn là:

Nguyên nhân nâng mũi bị co rút
Tại sao mũi bị co rút sau nâng | Nâng mũi bị Co rút sụn | Biến chứng thường thấy sau nâng mũi
  • Do hiện tượng co thắt bao xơ quanh miếng độn

Thông thường khi đặt sụn nâng vào mũi sẽ sinh ra hiện tượng bao xơ quanh miếng sụn. Bao xơ này sẽ ngăn miếng sụn làm tổn thương da, duy trì độ dày của da và mô mềm. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra hoặc quá trình phẫu thuật làm tổn thương mô quá mức thì bao xơ sẽ dày lên, lan rộng và co thắt lại gây biến dạng mũi.

  • Do mũi bị nhiễm trùng

Nâng mũi không khó nhưng quá trình thực hiện phải đạt chuẩn, thao tác chính xác. Nếu quá trình nâng mũi diễn ra không đảm bảo điều kiện an toàn, vô trùng thì sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng về sau, tổn thương mô và phần sụn thiếu ổn định. Từ đó có thể gây ra hiện tượng co rút mũi sau nâng, xuất hiện dấu hiệu mũi bị co rút.

  • Do đã qua nhiều lần phẫu thuật

Việc nâng mũi lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến mũi bị tổn thương, dễ bị nhiễm trùng từ sụn nhân tạo, tổn thương mô, sụn cánh mũi, hoại tử da. Dẫn đến tình trạng sẹo co rút khiến mũi biến dạng. Tình trạng này khá phổ biến ở những khách hàng có sụn cánh mũi dưới yếu trong khi lại phẫu thuật tạo hình mũi nhiều lần với sụn nhân tạo.

  • Do đặt sụn quá cao

Có rất nhiều người muốn sở hữu chiếc mũi cao nhưng không ý thức được rằng nâng mũi cao tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Khi đặt sụn càng cao thì áp lực căng da mũi càng lớn, ảnh hưởng đến chất lượng mô, da mũi dần bị bào mòn, dẫn đến co rút. Ngoài ra, nếu sử dụng kích thước vật liệu cấy ghép không phù hợp thì cũng có thể gây ra các dấu hiệu mũi bị co rút.

Bên cạnh đó, các yếu tố như môi trường phẫu thuật, tay nghề bác sĩ, chất lượng sụn nâng và cách chăm sóc hậu phẫu cũng là nguyên nhân tại sao mũi bị co rút sau nâng.

Xử lý nâng mũi bị co rút sụn bằng cách nào?

Đối với các trường hợp nâng mũi bị co rút sụn nếu không được cứu chữa kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc. Chính vì vậy, ngay khi có dấu hiệu mũi bị co rút bạn cần nhanh chóng quay lại cơ sở thẩm mỹ để thăm khám và tìm biện pháp khắc phục.

Chỉnh sửa một chiếc mũi bị co rút sụn là điều không đơn giản. Bác sĩ cần phải đánh giá kỹ tình trạng mũi trong, mũi ngoài của khách hàng để xác định các tổn thương về cấu trúc mũi cũng như da bên ngoài. Bên trong mũi, cần đặc biệt chú ý đến tình trạng vách ngăn mũi và trụ mũi xem có bị co rút hay không, mức độ co rút thế nào. Ở ngoài mũi cần chú ý đến mức độ đàn hồi của da mũi. Tùy vào từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ đưa ra phương pháp xử lý phù hợp.

Nâng mũi tái cấu trúc bí kíp khôi phục dáng mũi
Nâng mũi tái cấu trúc chỉnh sửa mũi hỏng hiệu quả | Nâng mũi bị Co rút sụn | Biến chứng thường thấy sau nâng mũi

Hiện nay, phương pháp chỉnh sửa tình trạng nâng mũi bị co rút sụn phổ biến là nâng mũi tái cấu trúc. Đây là phương pháp dành riêng cho các trường hợp nâng mũi hỏng. Về quy trình thực hiện nâng mũi tái cấu trúc như sau:

  • Tháo sụn mũi cũ: Thực hiện đường mổ để lấy tất cả các sụn nâng cũ như sụn nhân tạo, sụn tai,…
  • Bóc tách da: Xử lý và giải phóng hết mô sẹo quanh miếng độn (phần bao xơ mũi), kết cấu lại khoang mũi.
  • Dựng trụ mũi: Sử dụng sụn nhân tạo để dựng trụ mũi, tạo độ vững chắc, làm “nền tảng” cho mũi.
  • Nâng cao sóng mũi: Sử dụng sụn sinh học Mỹ cao cấp để nâng cao 2/3 sóng mũi tạo sự hài hòa.
  • Bọc đầu mũi: Sụn tai tự thân từ chính khách hàng được sử dụng để bao bọc, tạo hình 1/3 đầu mũi.

Xem thêm: SỬA MŨI TÁI CẤU TRÚC – KHÔI PHỤC DÁNG MŨI ĐẸP

Tái phẫu thuật mũi co rút sụn ở đâu uy tín?

Nâng mũi đẹp đã khó, chỉnh sửa mũi đã nâng lại càng khó hơn. Chính vì vậy, bạn cần lựa chọn đúng đơn vị thực hiện uy tín chất lượng. Một trong số những địa chỉ sửa mũi an toàn, ngăn ngừa tình trạng dấu hiệu mũi bị co rút mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn là viện thẩm mỹ Tuấn Linh.

Viện thẩm mỹ Tuấn Linh - tỏa sáng nhan sắc cùng bạn!
Địa chỉ sửa mũi an toàn tại TP.HCM | Nâng mũi bị Co rút sụn | Biến chứng thường thấy sau nâng mũi
  • Đây là đơn vị thẩm mỹ hoạt động hợp pháp, được Sở y tế cấp giấy phép đầy đủ. Chuyên khoa nâng, chỉnh sửa mũi.
  • Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề cao, với con mắt thẩm mỹ tinh tường, đạt tỉ lệ thành công cao.
  • Đội ngũ điều dưỡng được đào tạo bài bản, có chuyên môn, tay nghề thành thạo. Luôn sẵn sàng chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ khách hàng.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, máy móc được trang bị đầy đủ. Không gian thẩm mỹ sạch sẽ, sang trọng, tiện nghi.
  • Chất liệu sụn nâng được FDA (Hoa Kỳ) kiểm định chất lượng, có độ tương thích cao, an toàn, hạn chế biến chứng, đào thải.
  • Quy trình thực hiện an toàn, khép kín, đạt chuẩn y khoa. Phòng tiểu phẫu, hậu phẫu được vô trùng, khử khuẩn.
  • Tuấn Linh có chính sách bảo hành dịch vụ theo quy định. Do đó khách hàng không cần phải lo lắng khi nâng mũi tại đây.
  • Chi phí nâng mũi được công khai minh bạch rõ ràng. Giá cạnh tranh thị trường, không phát sinh thêm chi phí khi thực hiện.
  • Tuấn Linh có nhiều ưu đãi hấp dẫn hàng tháng, chương trình nâng mũi trả góp không cần chứng minh thu nhập.

4 bí kíp để hạn chế tình trạng nâng mũi bị co rút sụn

Bạn thấy đấy! Dấu hiệu mũi bị co rút rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, để hạn chế tình trạng nâng mũi bị co rút sụn thì bạn cần ghi nhớ những điều sau. 

  • Nâng mũi tại địa chỉ an toàn

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn cần phải lựa chọn được đúng địa chỉ nâng mũi an toàn, uy tín. Nơi có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa, giàu kinh nghiệm, quy trình nâng mũi đạt chuẩn,… Điều này sẽ giúp đảm bảo tính hiệu quả thẩm mỹ cao. Đồng thời hạn chế các biến chứng về sau.

  • Nên kết hợp sụn nhân tạo + sụn tự thân

Hiện nay, các chuyên gia thẩm mỹ thường khuyến khích nâng mũi kết hợp sụn nhân tạo và sụn tự thân. Phần sụn nhân tạo dùng để nâng cao sóng mũi, phần sụn tự thân dùng để bọc đầu mũi giúp hạn chế dấu hiệu mũi bị co rút, bóng đỏ, lộ sống. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn chất lượng sụn nhân tạo an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, độ tương thích với cơ thể cao nhé. 

  • Không nên nâng mũi quá cao

Nâng mũi quá cao không phải lúc nào cũng đẹp. Một chiếc mũi đẹp là một chiếc mũi có độ cao vừa phải, tạo được sự hài hòa, cân đối với các đường nét khác trên gương mặt. Hơn nữa nên nhớ rằng, khi nâng mũi quá cao sẽ khiến vùng da bị kéo căng quá mức, làm tổn thương và có thể gây ra tình trạng nâng mũi bị co rút sụn.

  • Chăm sóc hậu phẫu đúng cách

30% kết quả thẩm mỹ được quyết định bởi cách chăm sóc mũi sau nâng. Sau khi nâng mũi bạn cần vệ sinh mũi thật sạch sẽ theo hướng dẫn để tránh gặp phải dấu hiệu mũi bị co rút. Tránh va chạm, sờ nắn vào mũi. Không chơi thể thao, hoạt động thể chất mạnh. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, ăn thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Đặc biệt cần tránh xa các thực phẩm như rau muống, thịt gà, hải sản, đồ nếp, các chất kích thích… Tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra, đánh giá mức độ hồi phục của mũi nhé.

Kết quả sửa mũi tại Tuấn Linh

10.000+ khách hàng đã lựa chọn viện thẩm mỹ Tuấn Linh để chỉnh sửa mũi hỏng. Xem ngay kết quả:

Kết quả nâng mũi tái cấu trúc tại Tuấn Linh
Kết quả nâng mũi tái cấu trúc tại Tuấn Linh
Kết quả nâng mũi tái cấu trúc tại Tuấn Linh

Hy vọng qua những gì mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ về dấu hiệu mũi bị co rút, tại sao mũi bị co rút cũng như cách xử lý khi nâng mũi bị co rút. Nếu còn thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với Tuấn Linh để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé.

Có thể bạn quan tâm: 

Sửa lại mũi đã phẫu thuật tại Tuấn Linh

Nâng mũi bị THỦNG đầu mũi – Nguyên nhân và Cách khắc phục

Xem thêm các MXH khác của VTM Tuấn Linh:

Pearltrees https://www.pearltrees.com/tmvtuanlinh

Nguyễn Ngọc Vương Linh
Follow me