Dưa muối là một món ăn được lên men, quen thuộc với người Việt Nam. Dưa muối hay còn được gọi là dưa chua, món ăn giúp kích thích vị giác với hương vị chua chua, dễ ăn. Đây còn là món ăn không thể thiếu vào ngày tết, thường được ăn kèm với bánh chưng, bánh tét cho khỏi ngấy. Vậy thì nâng mũi có được ăn dưa muối không? Xem ngay nội dung bài viết sau đây để được giải đáp nhé.
Ăn dưa muối có tốt cho sức khỏe?
Trước khi trả lời nâng mũi có được ăn dưa muối không, hãy cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng có trong món này nhé. Dưa muối là món ăn có thành phần nguyên liệu chính là từ dưa cải hoặc một số loại rau khác ngâm với muối và các thành phần gia vị. Sau đó để dưa lên men tự nhiên tạo ra vị chua. Món ăn này phù hợp với nhiệt độ của Việt Nam và trở thành món ăn được ưa chuộng.
Ngoài giúp ngon miệng thì nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dưa muối tốt cho hệ tiêu hóa. Vậy hãy cùng điểm mặt một số lợi ích của món này nhé:
- Kích thích tiêu hóa: Probiotic là một loại vi khuẩn sinh học, tốt cho hệ đường ruột. Trong dưa muối có chứa nhiều probiotic vì vậy tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, dưa muối cũng cung cấp nhiều loại vi sinh vật có lợi khác, giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường đề kháng.
- Hỗ trợ chống lại bệnh tật: Trong dưa muối có nhiều chất chống oxy hóa là beta – carotene đã được chứng minh là có tác dụng giúp giảm đột quỵ, ung thư, các bệnh về hô hấp….
- Giảm tình trạng chuột rút: Nước dưa muối cung cấp nhiều chất điện giải tốt. Chính vì vậy, sau khi vận động mà uống nước dưa muối sẽ giúp giảm tình trạng chuột rút.
- Hạn chế lượng đường trong máu: Nước dưa chua có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định, cân bằng. Điều này có thể có lợi cho những đối tượng có nguy cơ mắc tiểu đường.
- Cung cấp các khoáng chất, vitamin: Trong dưa chua cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, C, K, các khoáng chất như sắt, canxi, kali… giúp bảo vệ cơ thể, tăng cường thị lực, bảo vệ xương,…
Tuy nhiên, dưa muối cũng không tốt cho sức khỏe nếu ăn nhiều. Bởi trong dưa muối có chứa nhiều muối. Nếu ăn nhiều sẽ gây tăng huyết áp, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Mặt khác, ăn nhiều dưa muối trong 1 lần còn dễ làm kích thích tăng tiết axit dạ dày, gây trào ngược thực quản, làm trầm trọng chứng viêm loét dạ dày. Nếu vậy nâng mũi có được ăn dưa chua không?
Nâng mũi có được ăn dưa muối không?
Nâng mũi có được ăn dưa muối không? Theo các chuyên gia, sau khi nâng mũi không nên ăn nhiều dưa muối hay các loại thực phẩm lên men như kim chi, măng ngâm chua, cà muối…
Nguyên nhân là bởi:
- Thành phần dinh dưỡng nghèo nàn: Sau khi trải qua quá trình lên men, các thành phần dinh dưỡng có trong dưa muối tương đối nghèo nàn. Việc ăn nhiều dưa chua trong thời gian này không đủ để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhất là sau khi nâng mũi, cơ thể đang mệt mỏi, cần được bồi dưỡng dinh dưỡng thì món ăn này không phù hợp.
- Có thể khiến vết mổ bị viêm nhiễm: Trong dưa muối có một số loại nấm men, vi khuẩn, các vi sinh vật và thành phần natri quá nhiều cũng không tốt cho vết thương. Cụ thể nó có thể khiến vết mổ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, dị ứng gây nguy hiểm.
Đọc thêm về:
Nâng mũi ăn được Thịt Chó không? 3 lý do cần kiêng
Nâng mũi có ăn được chân giò không?
Vậy sau nâng mũi bao lâu ăn được dưa chua?
Ngoài câu hỏi nâng mũi ăn dưa cải được không hay nâng mũi có được ăn dưa muối không thì kiêng cữ trong bao lâu cũng là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Theo các chuyên gia, bạn nên kiêng ăn dưa muối, các loại thực phẩm lên men cho đến khi vết thương lành, ổn định hoàn toàn.
Thời điểm thích hợp nhất để ăn lại bình thường là sau khoảng 3 – 4 tuần. Ngoài ra, thời gian phục hồi của mũi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, nhất là cơ địa khách hàng và chế độ chăm sóc hậu phẫu. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời gian kiêng cữ nhé.
Mặt khác, sau khi có thể ăn dưa muối trở lại bạn cũng cần lưu ý những điều sau:
- Mỗi tuần chỉ nên ăn 2 – 3 lần, mỗi lần chỉ ăn khoảng 50gr là đủ. Không nên ăn dưa muối quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Chỉ ăn loại dưa muối đã chín, không bị hăng. Tuyệt đối không ăn các loại dưa muối xổi, còn hăng hoặc đã quá chín, quá chua, để lâu, bị đổi màu thâm đen…
- Không sử dụng món ăn này khi bụng đói. Những người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh thận hay gặp vấn đề về bao tử cũng cần phải hạn chế.
Danh sách những thực phẩm cần phải kiêng
Bên cạnh món dưa muối, thực phẩm lên men thì bạn còn cần phải kiêng cữ nhiều món khác để giúp mũi lành nhanh, vào phom đẹp chuẩn. Vậy cụ thể, sau khi nâng mũi phải kiêng ăn gì?
- Các loại thịt đỏ: Sau nâng mũi bạn cần tránh xa các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê,… bởi chúng có thể làm cho vết thương bị lồi sẹo xấu hoặc gây thâm, mất thẩm mỹ. Loại thịt đỏ mà bạn nên ăn là thịt heo.
- Các loại thịt gia cầm: Bên cạnh thịt đỏ thì các loại thịt gia cầm cũng nằm trong danh sách các món cần kiêng cữ. Thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt có thể khiến vết thương bị sẹo, làm tăng sắc tố da.
- Trứng, trứng vịt lộn: Trứng gà, trứng ngan, trứng ngỗng… có thể khiến cho vết thương bị loang lổ màu sau phục hồi, gây mất thẩm mỹ. Còn trứng lộn sẽ làm vết thương sâu hơn, khó lành.
- Hải sản các loại: Món ăn nhất định phải kiêng cữ sau nâng mũi chính là hải sản: cá biển, mực, cua, ốc, sò điệp, tôm,… Nguyên nhân là bởi trong hải sản có tính tanh, có thể gây dị ứng, mưng mủ và ngứa ngáy vết thương. Ngoài ra hải sản cũng giàu chất đạm, ăn nhiều có thể gây sẹo lồi, xấu.
- Rau muống: Sau nâng mũi việc bổ sung rau, các thực phẩm giàu chất xơ là cần thiết nhưng cần kiêng cữ rau muống. Bởi loại rau này có khả năng tăng sinh collagen quá mức, dẫn đến hình thành sẹo lồi cho vết thương hở.
- Các món ăn từ nếp: Các món được làm từ gạo nếp như chè, xôi, bánh chưng, bánh tét,… có tính nóng. Nếu ăn khi đang có vết thương hở sẽ gây nóng trong, làm mưng mủ, viêm nhiễm vết thương.
- Thực phẩm cứng, khó nhai: Sau khi mới nâng mũi, bạn cần tránh hoạt động cơ hàm nhiều. Chính vì vậy nên kiêng cữ các thực phẩm cứng, dai, khó nhai vì chúng có thể khiến cơ hàm phải hoạt động nhiều, làm dáng mũi bị ảnh hưởng.
- Thức ăn nhiều dầu mỡ: Đối với các loại thức ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào, thức ăn nhanh bạn cũng cần phải kiêng cữ sau nâng mũi. Bởi chúng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, khiến mũi lâu hồi phục hơn.
- Thực phẩm cay nóng: Các món ăn có nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt… cũng cần phải kiêng cữ sau nâng mũi. Bởi chúng thường gây nóng trong, khiến vết thương bị tấy đỏ, sưng nề nghiêm trọng. Ngoài ra, đồ cay còn khiến da sần sùi, kích thích, dễ nổi mụn.
- Các chất kích thích: Sau nâng mũi bạn cũng hãy “tạm quên” các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, nước tăng lực… Thứ nhất, chúng có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc kháng sinh. Thứ hai, chúng sẽ làm gia tăng các triệu chứng viêm nhiễm, sưng đau ở mũi.
Thay vào đó, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lành tính như thịt nạc heo, cá đồng, nấm, sữa, phô mai, các loại rau xanh, cà rốt, củ cải, khoai lang, trái cây mọng, cam, quýt, ổi, táo, lê… Và đừng quên bổ sung đủ nước mỗi ngày để tốt cho tiêu hóa, giúp máu lưu thông tốt hơn.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về nâng mũi có được ăn dưa muối không mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn nhanh chóng sở hữu chiếc mũi đẹp như ý.