Hỏi: Em vừa nâng mũi được vài ngày và được dặn uống nhiều nước, nước ép, ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin. Em được biết rau má rất mát, nhưng băn khoăn không biết “Nâng mũi uống rau má được không?”. Vì em rất thích uống nước rau má. Mong bác sĩ giải đáp giúp. Em cám ơn bác sĩ. (Quỳnh Anh, 22 tuổi).
Đáp: Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Viện thẩm mỹ Tuấn Linh. Thắc mắc nâng mũi uống rau má được không hay nâng mũi ăn rau má được không sẽ được các bác sĩ tại VTM Tuấn Linh giải đáp như sau.
Nâng mũi uống rau má được không?
Nâng mũi có được uống nước rau má không?
Nâng mũi tuy là một tiểu phẫu nhỏ nhưng sau phẫu thuật cơ thể cũng bù nước và chất dinh dưỡng để vết thương nhanh hồi phục. Chính vì vậy, sau phẫu thuật bác sĩ thường khuyên bạn nên uống nhiều nước. Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng có thể uống. Có nhiều thực phẩm cũng như nước uống cần phải kiêng cữ trong một khoảng thời gian nhất định, trong đó có rau má.
Lý giải cho lý do cần kiêng rau má sau phẫu thuật nâng mũi đó là:
Các bác sĩ tại VTM Tuấn Linh cho biết, trong rau má có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu uống nhiều có thể gây ra tình trạng loãng máu. Sau phẫu thuật nâng mũi, sẽ có vết thương hở nên nếu uống rau má nhiều có thể gây ra tình trạng chảy máu không kiểm soát, khiến mũi lâu lành và ảnh hưởng tới kết quả sau thẩm mỹ.
Chính vì vậy, để trả lời cho câu hỏi ”Nâng mũi uống rau má được không?” thì câu trả lời là KHÔNG. Bạn cần kiêng nước rau má sau khi nâng mũi cho đến khi vết thương lành hoàn toàn. Ngoài nước lọc, bạn nên uống thêm nước cam, nước ép thơm hoặc các loại nước có chứa nhiều vitamin C sẽ rất tốt cho sự định hình form dáng mũi và giúp vết thương mau lành hơn.
Các bác sĩ tại VTM Tuấn Linh còn cho biết thêm: Thời gian kiêng rau má sau phẫu thuật nâng mũi có thể khác nhau tùy thuộc vào hướng dẫn cụ thể của bác sĩ phẫu thuật và cơ địa của mỗi người. Thông thường, sau phẫu thuật nâng mũi, bạn nên kiêng rau má và các loại thực phẩm có tính nhiệt, cay, chua, hoặc gây kích ứng da trong khoảng thời gian ban đầu, thông thường là ít nhất 1-2 tuần.
Rau má còn có thể gây kích ứng và làm tăng sự sưng và đỏ của da, do đó, việc tránh nó trong thời gian đầu sau phẫu thuật có thể giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và tối ưu hóa quá trình phục hồi. Tuy nhiên, hãy luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, vì mỗi trường hợp có thể có những yêu cầu và thời gian phục hồi khác nhau.
Nâng mũi ăn rau má được không?
Chúng ta đã biết nâng mũi nên kiêng nước rau má, vậy nâng mũi ăn rau má được không? – Câu trả lời cũng là: Không – Bạn cần kiêng ăn rau má trong khoảng 7-10 ngày cho vết thương ổn định.
Rau má, hay nước rau má thì các thành phần chất dinh dưỡng cũng hoàn toàn giống nhau, nên nếu ăn rau má cũng có thể gây ra các tình trạng loãng máu như khi uống nước ép rau má. Vậy cho nên, bạn nên kiêng ăn rau má cho đến khi mũi vào form ổn định.
XEM CÁC CHỦ ĐỀ KHÁC:
Nâng mũi kiêng ăn rau má, vậy sau nâng mũi nên ăn gì là tốt nhất?
Chế độ chăm sóc hậu phẫu chiếm 30% kết quả thẩm mỹ. Để có kết quả thẩm mỹ đẹp hoàn hảo theo đúng mong muốn và nhanh chóng hồi phục. Ngoài thắc mắc nâng mũi có được uống nước rau má không, bạn cần bổ sung một số thực phẩm hữu ích vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, vừa tốt cho sự hồi phục của mũi.
Sau phẫu thuật nâng mũi nên:
- Trong những ngày đầu tiên, khi cấu trúc mũi vẫn còn chưa ổn định bạn nên ăn các loại thức ăn dạng lỏng như: cháo, súp, ngũ cốc… tốt cho tiêu hóa và để cơ miệng không phải hoạt động quá nhiều gây ảnh hưởng đến dáng mũi.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C như: cam, quýt, dâu tây, đu đủ, chuối, một số loại hoa quả màu đỏ để giúp vết thương chóng lành, mờ sẹo, tăng sức đề kháng và chống viêm.
- Bổ sung những loại thực phẩm giàu protein và calo như: thịt nạc heo, cá nước ngọt, sữa, sữa chua, phô mai,… để cung cấp năng lượng và tăng cường tái tạo mô hiệu quả giúp nhanh lành vết thương.
- Các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng rất tốt cho quá trình hồi phục mũi như lúa mạch, súp lơ, bông cải,…
- Mỗi ngày uống đủ 2 lít nước lọc để tăng sức đề kháng. Đồng thời giải độc cho cơ thể
- Uống thuốc theo đơn của bác sĩ, tái khám định kỳ đúng hẹn và tái khám ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường để được xử lý kịp thời.
Chăm sóc hậu phẫu, thay băng, rửa vết thương đúng cách, bổ sung những thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục vết thương thì bạn sẽ có được dáng mũi đẹp và bền chắc mãi về sau, tránh được các biến chứng không đáng có.
Ngoài ra má, sau nâng mũi nên kiêng ăn gì để nhanh lành
Bạn đã biết nâng mũi uống rau má được không rồi.
Vậy, ngoài việc phải kiêng cữ rau má thì sau nâng mũi bạn còn cần kiêng thêm nhiều loại thực phẩm dễ mưng mủ, để lại sẹo, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của mũi. Bao gồm:
- Kiêng hải sản tươi sống sau nâng mũi: Trong hải sản có chứa nhiều canxi và chất đạm sẽ khiến vết thương lâu lành và không tốt cho việc ổn định dáng mũi. Để vết mổ nhanh chóng lành hẳn nên loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày các món hải sản như: tôm, cua, cá biển, bạch tuộc, mực,..
- Kiêng ăn thịt gà sau nâng mũi: Thịt gà có thể khiến cho vết mổ bị mưng mủ và nhiễm trùng nghiêm trọng nên sau nâng mũi cần kiêng tuyệt đối thịt gà và các chế phẩm từ thịt gà.
- Kiêng ăn thịt bò sau nâng mũi: Thịt bò có thể làm làn da ở vùng mũi của bạn có nguy cơ bị thâm đen về sau làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của dáng mũi.
- Kiêng ăn rau muống sau nâng mũi: Rau muống có khả năng gây sẹo lồi, sẹo xấu, ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi. Thay vào đó bạn có thể ăn các loại rau lá xanh khác như súp lơ, mùng tơi,..
- Kiêng ăn đồ nếp sau nâng mũi: như xôi, bánh chưng,… có tính nóng khiến chất liệu độn khó thích ứng với cơ thể. Đồng thời loại thực phẩm này cũng có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng, mưng mủ, lâu lành,…dẫn đến các biến chứng khôn lường sau phẫu thuật.
- Kiêng gia vị cay nóng, chất kích thích: Các loại gia vị cay nóng, nồng như tiêu, ớt, mù tạt,… sẽ khiến mũi bị dị ứng và hắt hơi liên tục ảnh hưởng đến dáng mũi. Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có ga, cafein,… cũng làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục dáng mũi. . Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết nâng mũi kiêng ăn gì để nắm rõ vấn đề này.
Nên kiêng ăn các thực phẩm này trong bao lâu?
Mỗi khách hàng sẽ có cơ địa khác nhau nên thời gian kiêng cữ của mỗi người cũng sẽ có sự khác nhau.
Đối với những người có cơ địa tốt, không sẹo, chỉ cần kiêng ăn trong vòng 1 tháng sau phẫu thuật nâng mũi.
Còn những người có cơ địa dễ bị sẹo lồi, sẹo lõm, sức khỏe yếu, lâu hồi phục sẽ cần phải kiêng ăn lâu hơn, thời gian có thể từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng sau phẫu thuật.
Nâng mũi uống rau má được không? Kết quả nâng mũi tại Tuấn Linh
Viện thẩm mỹ Tuấn Linh là địa chỉ nâng mũi chuyên sâu, uy tín hàng đầu tại TP HCM được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn. Nơi đây đã tiến hành thẩm mỹ mũi thành công cho hàng ngàn khách hàng. Chúng tôi tư vấn hàng ngàn câu hỏi như nâng mũi có được uống nước rau má không?
Với đội ngũ y bác sĩ nâng mũi giỏi và công nghệ nâng mũi hiện đại, mỗi khách hàng đều được thiết kế riêng từng dáng mũi chuẩn cá nhân hóa, hài hòa với gương mặt.
Cùng chiêm ngưỡng dáng mũi SIÊU ĐẸP của khách hàng nhà Tuấn Linh ngay bên dưới.
Đặc biệt, sau nâng mũi, bạn sẽ được tư vấn hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu chuẩn y khoa. Vì vậy khách hàng nhà Tuấn Linh đều không phải băn khoăn về vấn đề nâng mũi uống rau má được không nữa. Nếu bạn còn băn khoăn nào khác ngoài nâng mũi ăn rau má được không. Đừng quên liên hệ ngay với TUẤN LINH qua Hotline 0966 669 303 để được tư vấn miễn phí và hưởng nhiều ƯU ĐÃI.
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA THẨM MỸ
Quý khách vui lòng để lại thông tin để được hỗ trợ hẹn lịch tư vấn cùng Bác sĩ
- Mắt 2 mí ẩn là gì? Cách “hô biến” cho mí rõ nét long lanh - 21/11/2023
- Mắt 2 mí có hiếm không? Làm thế nào để sở hữu? - 20/11/2023
- Khắc phục 2 mí mắt không đều bằng phẫu thuật PLASMA - 17/11/2023