Độn cằm có đánh răng được không? Cách chăm sóc cần biết!

Độn cằm là phương pháp thẩm mỹ biến hóa một chiếc cằm thô bè thay thế thành một dáng cằm thon gọn tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều người không biết sau khi độn cằm có đánh răng được không? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Tuấn Linh đi tìm câu trả lời qua bài chia sẻ ngày hôm nay nhé!

Giải đáp độn cằm có đánh răng được không? Hướng dẫn cách chăm sóc sau độn cằm!
Giải đáp độn cằm có đánh răng được không? Hướng dẫn cách chăm sóc sau độn cằm!

Độn cằm có đánh răng được không?

Độn cằm là phương pháp thẩm mỹ khá đơn giản không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe cũng như quá trình sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên, đây vẫn là phương pháp làm đẹp can thiệp của dao kéo lên cơ thể tại vùng cằm. 

Do đó, để trả lời cho câu hỏi độn cằm có đánh răng được không? Tuấn Linh khuyên bạn vào những ngày đầu sau khi vừa phẫu thuật bạn không nên đánh răng. Bởi vì, nếu trong quá trình đánh răng, không may lông bàn chải va chạm vào vùng cằm sẽ khiến bạn đau nhức và nguy cơ cao bị nhiễm trùng. 

Chính vì vậy, vào những ngày đầu sau khi phẫu thuật bạn không nên đánh răng cho đến khi vết thương lành hẳn. Trong thời gian đó, thay vì đánh răng, bạn có thể vệ sinh răng miệng bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý.

♥ Xem thêm:

Độn cằm rồi có tiêm filler được không CLICK ĐÂY

Độn cằm nên kiêng gì CLICK XEM 

Hướng dẫn cách chăm sóc hậu phẫu thuật độn cằm

Trên thực tế, để phẫu thuật độn cằm mang lại kết quả như mong muốn, quá trình chăm sóc cần cân bằng và đảm bảo nhiều yếu tố khác nhau như:

Hướng dẫn cách chăm sóc hậu phẫu thuật độn cằm | Giải đáp độn cằm có đánh răng được không?
Hướng dẫn cách chăm sóc hậu phẫu thuật độn cằm | Giải đáp độn cằm có đánh răng được không?

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Đầu tiên, để quá trình chăm sóc được hiệu quả nhất, bạn cần phải thực hiện chế độ ăn uống theo khoa học. Nghĩa là chế độ ăn uống vừa phải hỗ trợ làm lành vết thương lại vừa hạn chế hình thành sẹo. Nhưng vẫn phải đảm bảo đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cơ thể để thời gian hồi phục nhanh nhất. Lúc này, thực đơn của bạn nên bổ sung nhiều protein có trong thịt lợn, cá, trứng, sữa,…Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường chất xơ bằng việc: ăn bổ sung rau củ, hoa quả thường xuyên.

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bạn biết không, uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ là điều bắt buộc bạn phải thực hiện nếu bạn muốn cằm nhanh chóng hồi phục. Bởi các loại thuốc này sẽ có tác dụng hỗ trợ giúp tế bào da được tái tạo nhanh hơn, vết thương chóng lành hơn. 

Ngoài ra, một số hoạt chất có trong thuốc được bác sĩ kê sau phẫu thuật còn có khả năng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn giúp quá trình phục hồi thêm hiệu quả và giảm thiểu biến chứng xấu xảy ra. 

Thay băng và vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ

Vết mổ được vệ sinh sạch sẽ và vô trùng là điều kiện đặc biệt quan trọng sau độn cằm. Đây cũng là yêu cầu chăm sóc sau độn cằm mà bác sĩ yêu cầu bạn cần đặc biệt chú ý thực hiện:

  • Thực hiện thay bằng và vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. 
  • Thay băng và vệ sinh vết mổ đúng thời gian, đúng thao tác để tránh gây ra những tác nhân xấu ảnh hưởng đến vết thương hở. Thời gian thích hợp để thay băng là từ 5 – 7 ngày sau khi phẫu thuật. Khi thực hiện, bạn cần lưu ý tiến hành thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận, bông băng y tế sử dụng cùng phải đạt chuẩn sạch khuẩn.
  • Ngoài ra, bạn cần phải dùng dung dịch chuyên dụng như: nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn sinh học…khi vệ sinh.

Chườm lạnh, chườm nóng đúng cách

Trong quá trình hậu phẫu, khi bạn kiểm tra và vệ sinh vết thương xuất hiện hiện tượng sưng tấy, bầm tím, tụ máu thì bạn hoàn toàn có thể giải quyết bằng việc tiến hành chườm xung quanh. Nếu bạn muốn giảm đau, giảm sưng sau phẫu thuật khoảng 2 – 3 ngày thì chườm đá còn chườm nóng có thể áp dụng liên tục để đánh tan máu bầm.

Một số lưu ý khi chườm lạnh, chườm nóng để đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Chườm lạnh với nhiệt độ bé hơn 15 độ, chườm nóng với nhiệt độ dao động từ 40 – 50 độ C.
  • Thời gian thực hiện trong khoảng 20 phút
  • Tần suất: Chỉ nên áp dụng 2 lần/ngày.

Thực hiện tái khám định kỳ

Sau khoảng thời gian nhất định tự chăm sóc độn cằm tại nhà, bạn cũng cần chú ý đến lịch tái khám định kỳ. Bởi việc tái khám định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng để bác sĩ có thể thăm khám cũng như kiểm tra vết thương sau độn cằm tốt nhất. Không chỉ vậy, việc tái khám định kỳ còn khắc phục kịp thời những biến chứng xấu xảy ra, tránh để lại hậu quả không đáng có.

Một số lưu ý khác trong hoạt động hàng ngày sau khi độn cằm

Khi độn cằm sẽ ảnh hưởng nhất định đến những thói quen sinh hoạt hàng ngày của nhiều người. Do vậy, bạn cần phải đặc biệt lưu ý để đảm bảo vùng cằm phục hồi được nhanh chóng. Điển hình như một vài lưu ý sau:

Những lưu ý sau độn cằm| Giải đáp độn cằm có đánh răng được không?
Những lưu ý sau độn cằm| Giải đáp độn cằm có đánh răng được không?
  • Hạn chế vận động mạnh
  • Hạn chế cười, nói trong thời gian đầu sau phẫu thuật
  • Khi ngủ tránh nằm ở tư thế úp mặt khiến sụn cằm dịch chuyển, cằm bị lệch khỏi vị trí cấy ghép gây mất thẩm mỹ.
  • Tránh chải răng quá mạnh để hạn chế tối đa trường hợp cằm lệch, cằm biến dạng cũng như vết thương hư tổn trở lại.

Trên đây là “Giải đáp độn cằm có đánh răng được không? Hướng dẫn cách chăm sóc sau độn cằm!” mà chúng tôi tổng hợp được. Để được tư vấn kỹ hơn về phẫu thuật độn cằm tốt nhất cũng như cách chăm sóc sau độn cằm an toàn nhất, bạn hãy liên hệ ngay đến Tuấn Linh theo địa chỉ bên dưới để được giải đáp kịp thời.

Xem thêm mxh khác:

https://rapidapi.com/user/thammyvientuanlinh.com

Nguyễn Văn Thuận