Nâng mũi ăn bún riêu được không là một trong những câu hỏi luôn làm khó khá nhiều người. Thực tế cho thấy, để dáng mũi mau lành, mau vào phom thì các bạn cần trang bị cho bản thân những kiến thức chăm sóc mũi khoa học. Sau đây, Viện thẩm mỹ Tuấn Linh sẽ chia sẻ những thực phẩm nên và không nên ăn sau khi nâng mũi nhé. Mời độc giả tham khảo.
Nâng mũi ăn bún riêu được không? Vì sao?
Bún riêu cua là một trong những món ăn khoái khẩu của nhiều người. Món này bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau như bún tươi, đậu hũ, gạch cua, chả, giò, các loại rau ăn kèm. Một tô bún riêu sẽ khoảng 465 calo. Trong 1 tô bún riêu sẽ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin A, C trong đậu hũ, canxi trong gạch cua, protein trong chả, giò, chất xơ trong các loại rau. Vậy nâng mũi ăn bún riêu được không?
Theo các chuyên gia, mặc dù bún riêu bổ dưỡng là thế nhưng những người sau nâng mũi không nên ăn. Nguyên nhân là vì trong bún riêu có gạch cua. Mà sau nâng mũi cần phải kiêng ăn hải sản nếu không sẽ dễ bị dị ứng, ngứa ngáy, viêm nhiễm vết thương. Hơn nữa trong gạch cua có nhiều canxi, ăn nhiều có thể gây sẹo xấu.
Ngoài ra, khi ăn bún riêu thường ăn kèm rau muống. Mà loại rau này lại khiến tăng sinh collagen quá mức, dẫn đến sẹo lồi, mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, sau khi nâng mũi cần kiêng ăn bún riêu trong khoảng 1 tháng bạn nhé. Trong trường hợp thèm ăn bún, bạn có thể ăn các món như bún thịt heo nướng, bún xào thịt heo, bún chay,…
Những thực phẩm “cấm kỵ” cho người mới nâng mũi
Ngoài câu hỏi nâng mũi ăn bún riêu được không thì chắc hẳn bạn cũng tò mò về danh sách những thực phẩm “cấm kỵ” sau nâng mũi phải không nào. Vậy hãy cùng liệt kê các thực phẩm không nên ăn sau nâng mũi nhé:
- Hải sản
Các loại hải sản như tôm, cua, mực thường cung cấp một lượng lớn canxi và chất đạm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc bổ sung nhiều chất đạm sẽ khiến vết thương lâu lành hơn, không tốt cho việc ổn định dáng mũi. Bên cạnh đó, hải sản có chứa chất tanh, có thể gây ngứa ngáy, dị ứng, khó chịu trên da.
- Rau muống
Nhắc đến danh sách các món cần kiêng cữ sau nâng mũi thì không thể bỏ qua rau muống. Vì rau muống có tính tăng sinh collagen lành tính, giúp làm đầy vết thương. Do đó, sau nâng mũi nếu ăn rau muống sẽ dễ gây sẹo lồi cho vết thương, mất thẩm mỹ.
- Thịt bò
Không chỉ riêng trong phẫu thuật nâng mũi mà bất kỳ phẫu thuật nào cũng cần kiêng thịt bò. Thịt bò có chứa nhiều protein nhưng lại dễ khiến da bị kích thích, dễ gây sẹo thâm, xấu.
- Trứng
Cũng giống như thịt bò, trứng cũng khiến cho vùng da non bị kích thích. Da non sau hình thành sẽ trắng và không đều màu với vùng da xung quanh.
- Thịt gà
Thịt gà, nhất là phần da gà dễ khiến vết thương bị mưng mủ, ảnh hưởng đến thời gian hồi phục. Vì vậy sau nâng mũi nhất định phải kiêng cữ.
- Đồ nếp, đậu phộng
Đồ nếp, đậu phộng có tính nóng dễ gây viêm sưng, mưng mủ cho vết thương, làm chậm quá trình lành thương và lên da non. Ngoài ra cũng có thể để lại sẹo lồi.
- Chất kích thích
Các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, nước có ga không tốt cho dáng mũi sau nâng. Chúng có thể khiến cho vết thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, biến chứng sau nâng.
- Thực phẩm lên men
Các loại thực phẩm lên men thường gây khó tiêu, không tốt cho sức khỏe. Hơn nữa chúng có thể khiến vết thương mưng mủ, sưng đau khó lành.
Chế độ ăn uống hợp lý cho người mới nâng mũi
- Các món chứa nhiều protein
Sau nâng mũi cần bổ sung chất đạm để vết thương lành, tái tạo da và tạo mới mạch máu. Những thực phẩm nên ăn là: thịt heo, sữa, phô mai, đậu nành (đậu hũ) và các loại cây họ đậu.
- Các loại thực phẩm chứa chất béo tốt
Chất béo có lợi cho quá trình hồi phục vết thương là hạt hạnh nhân, mè, hạt điều, hạt lanh, dầu ô liu, dầu dừa, dầu hướng dương, dầu mè, quả bơ và quả hạch,… Các loại thực phẩm này đều có tác dụng hỗ trợ tăng cường khả năng hấp thu vitamin, đề cao hệ miễn dịch cũng như giảm nhiễm trùng.
- Các loại rau củ quả giàu vitamin, khoáng chất
Nên ăn các loại rau có màu xanh đậm như bông cải, cải xoăn, rau cải, súp lơ, đậu Hà Lan,…bởi chúng chứa nhiều chất xơ, chống chống oxy hóa. Ngoài ra cũng nên ăn cà rốt, khoai lang, củ cải đường, các loại quả mọng giúp chống viêm hiệu quả.
- Uống đủ nước mỗi ngày
Tuy đơn giản nhưng nước rất cần thiết cho quá trình hồi phục vết thương. Hãy bổ sung 2 lít nước mỗi ngày để máu lưu thông tốt, giải độc và thanh lọc cơ thể.
Hãy nhớ rằng một chế độ kiêng cữ tốt sẽ giúp cho mũi nhanh hồi phục và lên phom chuẩn. Nếu còn thắc mắc gì khác về việc nâng mũi ăn bún riêu được không, hãy liên hệ với Tuấn Linh để được tư vấn, giải đáp miễn phí nhé.
Hình ảnh khách hàng nâng mũi thành công tại Tuấn Linh
Nâng mũi cấu trúc Surgiform – Review nâng mũi sau 90 phút phẫu thuật – Nâng tầm nhan sắc vượt bậc
Phương pháp nâng mũi cấu trúc 4D Sline mang đến cho bạn dáng mũi hài hòa không tì vết
Xem thêm: |
Xem thêm mxh khác của VTM Tuấn Linh
https://linktr.ee/thammyvientuanlinh
- Mắt 2 mí ẩn là gì? Cách “hô biến” cho mí rõ nét long lanh - 21/11/2023
- Mắt 2 mí có hiếm không? Làm thế nào để sở hữu? - 20/11/2023
- Khắc phục 2 mí mắt không đều bằng phẫu thuật PLASMA - 17/11/2023