Nâng mũi ăn chao được không? Ăn như thế nào đúng cách?

Chao hay còn được gọi là đậu phụ nhự là một loại đậu phụ lên men. Món ăn này nổi tiếng trong ẩm thực Trung Quốc và được biết đến rất nhiều ở miền Trung, miền Nam Việt Nam. Vậy nâng mũi ăn chao được không? Cần lưu ý gì khi ăn chao? Tất cả sẽ được các chuyên gia làm đẹp tại VTM Tuấn Linh giải đáp trong bài viết bên dưới. Mời độc giả cùng tham khảo.

Nâng mũi ăn chao được không? Ăn chao như thế nào đúng cách?
Nâng mũi ăn chao được không? Ăn chao như thế nào đúng cách?

Nâng mũi ăn chao được không?

Chao được làm chủ yếu từ đậu hũ nhưng thành phần dinh dưỡng còn cao hơn nhiều lần so với đậu hũ. Theo các chuyên gia thẩm mỹ tại VTM Tuấn Linh, sau phẫu thuật nâng mũi bạn hoàn toàn có thể ăn đậu hũ cũng như các món ăn có nguyên liệu từ đậu hũ. Các thành phần có trong chao như protein, sắt, kẽm, acid amin,… sẽ giúp quá trình lành thương sau nâng mũi diễn ra tốt hơn.

Tuy nhiên, với câu hỏi “nâng mũi ăn chao được không”, thì các bác sĩ tại Tuấn Linh trả lời rằng: bạn không nên ăn nhiều chao. Bởi cái gì ăn quá nhiều cũng không tốt. Hơn thế nữa, chao là thực phẩm được lên men từ đậu hũ. Để bảo quản chao được lâu thì người ta phải ủ chao trong muối với tỉ lệ khá cao. Chính vì thế nếu ăn nhiều chao, cơ thể sẽ phải hấp thụ thêm một lượng muối quá lớn. Nhìn chung sẽ không tốt cho sức khỏe cũng như quá trình hồi phục mũi.

Sau nâng mũi có thể ăn chao với lượng vừa phải | Nâng mũi ăn chao được không?
Sau nâng mũi có thể ăn chao với lượng vừa phải | Nâng mũi ăn chao được không?

Theo chị Nguyễn Ngọc Vương Linh – CEO của thẩm mỹ viện Tuấn Linh, chuyên gia trong lĩnh vực làm đẹp thẩm mỹ khuyên rằng, sau nâng mũi có thể ăn chao nhưng tuyệt đối không ăn quá nhiều. Thay vào đó bạn nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng lại lành tính như thịt heo, gan heo, sữa, phô mai, rau xanh, khoai lang, cà rốt, các loại quả mọng như cam, quýt, dâu tây…

Bài viết được quan tâm:

Chao – Món ăn giản dị nhưng nhiều dinh dưỡng

Lý do tại sao giải đáp nâng mũi ăn chao được không là gì, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết dưới đây.

Chao được mệnh danh là “phô mai châu Á” với lớp ngoài béo ngậy. Mặc dù mùi khá khó chịu nhưng chao lại chứa nhiều dinh dưỡng. Chao có thể dùng như một món ăn, một loại nước chấm hoặc làm gia vị trong chế biến thực phẩm. Vậy chao có tốt không?

Về bản chất, chao được hình thành từ quá trình thủy phân protein có trong đậu hũ thành các axit amin. Thông qua phương pháp vi sinh vật nhờ enzim proteaza do các chủng nấm mốc tham gia vào quá trình lên men. Nhờ vậy mà hàm lượng chất dinh dưỡng và hệ số tiêu hóa có trong chao còn cao hơn nhiều lần so với đậu phụ.

Chao - Món ăn giản dị nhưng nhiều dinh dưỡng | Nâng mũi ăn chao được không?
Chao – Món ăn giản dị nhưng nhiều dinh dưỡng | Nâng mũi ăn chao được không?

Cũng nhờ vào hàm lượng protein lớn cùng với nhiều loại vitamin và khoáng chất mà chao có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài ra, lượng vitamin B2 và B12 có trong chao cũng rất lớn, gấp 6 – 7 lần so với đậu hũ. Trong đó chao đậu đỏ là dạng chao có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, chứa nhiều khoáng chất như magie, canxi, phốt pho,…

Không những cung cấp nhiều chất dinh dưỡng đa dạng, mà sau quá trình lên men vi sinh, hàm lượng axit phytic sẽ giảm giúp tăng khả năng hấp thụ sắt. 

Những lưu ý khi ăn chao bạn cần nhớ?

Dù chao có nhiều dinh dưỡng nhưng bạn cần ghi nhớ những điều sau ngoài thắc mắc nâng mũi ăn chao được không nhé:

  • Người bình thường không nên ăn quá 6gr chao mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Đối với người mới nâng mũi có thể ăn chao nhưng không nên ăn mỗi ngày.
  • Những người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh thận không nên ăn chao. Vì chao có nhiều muối, không tốt.
  • Với những trường hợp bị thấp khớp cũng nên hạn chế ăn chao. Món này có nhiều purine sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi.
  • Những người bị viêm loét đường tiêu hóa cũng không nên sử dụng chao.
  • Không kết hợp chao với mật ong. Bởi 2 món này khi ăn cùng lúc sẽ không tốt cho cơ thể, gây tình trạng tiêu chảy.

Các món ăn không nên ăn kèm với chao sau khi nâng mũi

Nâng mũi ăn chao được không thì bạn đã được giải đáp nhưng có các món ăn chứa chao không nên được ăn kèm sau khi bạn đã phẫu thuật nâng mũi. Dưới đây là một số món ăn cần tránh nếu bạn không muốn gây biến chứng cho mũi.

  1. Gà nướng chao: Mặc dù gà nướng chao rất hấp dẫn, nhưng thịt gà không phù hợp cho người mới phẫu thuật nâng mũi. Thịt gà, giống như thịt vịt, có tính nóng và có thể gây sưng đau và không thoải mái cho mũi sau nâng. Việc ăn thịt gà thường xuyên có thể gây viêm nhiễm và làm vết thương không lành hoặc kích ứng và nhiễm trùng vùng mũi.
  2. Lẩu bò chao khoai môn: Thịt bò cũng có thể làm cho vết thương sau khi nâng mũi không lành do hàm lượng protein cao. Thịt bò còn gây cho vết thương hình thành sẹo thâm, sẹo lồi và viêm nhiễm vùng mũi. Món lẩu bò chao khoai môn thậm chí còn kết hợp nhiều nguyên liệu khác có thể gây cản trở quá trình bình phục của mũi. Vì vậy bạn nên tránh món này cho đến khi mũi hoàn toàn lành và vào form chuẩn đã nhé.
  3. Vú dê nướng chao: Thịt dê và vú dê cũng nên tránh sau khi nâng mũi, vì chúng cũng có tính nóng và chứa nhiều protein, có thể dẫn đến nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra, vú dê còn có khả năng kích thích sản sinh collagen, dễ để lại sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Hãy kiêng món vú dê nướng chao ít nhất trong một tháng cho đến khi mũi hoàn toàn ổn định.
  4. Vịt nấu chao: Vịt nấu chao thường ngon và bổ dưỡng nhờ hương vị đậm đà của nó. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn tránh ăn vịt, vì nó có tính nóng có thể gây sưng đau và ngứa cho vùng mũi. Ngoài ra, vịt còn chứa nhiều protein có thể gây sẹo lồi, vì vậy hãy hạn chế sử dụng nó cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.

Hướng dẫn chăm sóc mũi sau nâng chuẩn y khoa tại Tuấn Linh

Ngoài vấn đề nâng mũi ăn chao được không, bạn cũng đừng bỏ qua quá trình chăm sóc mũi nhé. Bởi đây là yếu tố quyết định 30% kết quả thẩm mỹ cuối cùng đấy. Cụ thể, sau nâng mũi nên:

Hướng dẫn chăm sóc mũi sau nâng chuẩn y khoa | Nâng mũi ăn chao được không?
Hướng dẫn chăm sóc mũi sau nâng chuẩn y khoa | Nâng mũi ăn chao được không?
  • Chườm đá kết hợp chườm ấm

Trong 48h đầu sau nâng mũi, bạn nên chườm đá lạnh để giúp mũi giảm sưng đau. Sang ngày thứ 3 thì chuyển qua chườm ấm để giúp máu lưu thông, giảm bầm tím.

  • Vệ sinh mũi sạch sẽ

Vết thương cần được làm sạch mỗi ngày 2 lần sáng và tối bằng dung dịch sát khuẩn và nước muối sinh lý theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Tránh va chạm vào mũi

Tuyệt đối không va chạm, sờ nắn vào vùng mũi. Vì lúc này mũi còn lỏng lẻo, những tác động dù là nhỏ cũng có thể khiến mũi bị lệch vẹo.

  • Nằm ngủ tư thế thẳng

Nên nằm ngủ tư thế thẳng, đầu cố định. Tốt nhất bạn nên sử dụng gối chữ U, nên ngủ 1 mình tránh va chạm. Khi ngủ không để gối, gấu bông, tay đè lên mặt.

  • Kiêng chơi thể thao

Sau nâng mũi bạn cần kiêng chơi thể thao ít nhất 1 tháng. Sau đó có thể chơi các môn có cường độ nhẹ. Riêng bơi lội, bóng đá nên kiêng 2 – 3 tháng.

  • Uống thuốc, tái khám đúng hẹn

Bạn cần uống thuốc theo đơn mà bác sĩ kê. Tuyệt đối không bỏ dở, không tăng giảm liều lượng. Đồng thời tái khám, cắt chỉ đúng hẹn để đánh giá mức độ lành thương.

Một số hình ảnh khách hàng sửa mũi thành công tại Viện thẩm mỹ Tuấn Linh

Hình ảnh sau nâng mũi của khách hàng
Hình ảnh sau nâng mũi của khách hàng
Hình ảnh khách hàng trước - sau khi THU GỌN CÁNH MŨI
Hình ảnh khách hàng trước – sau khi THU GỌN CÁNH MŨI
Ngỡ ngàng với sự khác biệt TRƯỚC - SAU nâng mũi
Ngỡ ngàng với sự khác biệt TRƯỚC – SAU nâng mũi

Thông tin chi tiết về Nâng Mũi Bán Cấu Trúc Tái Khám sau 1 tháng

 

Vậy là bài viết trên đã giải đáp thắc mắc nâng mũi ăn chao được không. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất. Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ VTM Tuấn Linh để được giải đáp.

Nguyễn Ngọc Vương Linh
Follow me
soap2day 123 movies movies123 123 movies 123movie 123 movies stream east