Khổ qua (mướp đắng) là một loại thực phẩm quen thuộc và là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khổ qua có vị đắng nhưng lại thanh mát và có nhiều công dụng hữu ích với sức khỏe nói chung. Vậy sau nâng mũi ăn khổ qua được không? Mời các bạn tham khảo nội dung bài viết sau đây.
Khổ qua và những công dụng với sức khỏe
Trước khi giải mã vấn đề nâng mũi có ăn được mướp đắng không thì chúng ta nên hiểu đôi nét về loại thực phẩm này đã nhé.
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, là một loại quả có hàm lượng calo, carbs thấp nhưng lại giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các vi chất có trong khổ qua rất đa dạng, bao gồm: vitamin A, vitamin C, photpho, kali, canxi, sắt, kẽm, magie và hàm lượng ít vitamin B, chất chống oxy hóa.
Không giống như các loại trái cây khác, khổ qua có vị đắng nhưng lại được nhiều người yêu thích. Khổ qua có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng phổ biến nhất là canh khổ qua nhồi thịt, khổ qua xào trứng, khổ qua cà ớt,…
Mặt khác, khổ qua cũng có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Các lợi ích khi ăn khổ qua bao gồm:
- Giảm béo: Theo nghiên cứu, ăn khổ qua có tác dụng giảm tích trữ chất béo nội tạng. Đây là nguyên nhân nhiều chị em sử dụng khổ qua để giảm cân, sở hữu vòng eo thon gọn hơn.
- Tăng miễn dịch: Trong khổ qua có chứa một loại protein là Momordica anti-human immuno virus protein có tác dụng tăng cường miễn dịch. Vì vậy ăn khổ qua thường xuyên sẽ giúp nâng cao sức khỏe.
- Tốt cho tim mạch: Mướp đắng cũng có khả năng giảm cholesterol trong máu. Mặt khác, loại quả này cũng thúc đẩy sức khỏe tim mạch nhờ cung cấp chất xơ, kali cũng như các loại vitamin chống oxy hóa.
- Hỗ trợ thị lực: Thành phần vitamin A có trong khổ qua có thể giúp ngăn ngừa các bệnh lý về mắt như thoái hóa điểm vàng. Bên cạnh đó, khổ qua cũng có chứa vitamin E và C góp phần hỗ trợ thị lực.
Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe là thế nhưng mướp đắng cũng có thể gây ra một vài dị ứng. Hơn thế nữa, không phải đối tượng nào cũng thích hợp ăn mướp đắng. Vậy cụ thể nâng mũi ăn canh khổ qua được không, mời bạn xem tiếp nội dung bên dưới.
Sau nâng mũi ăn khổ qua được không?
Nâng mũi là một dạng tiểu phẫu đơn giản, được nhiều người lựa chọn nhằm giúp cải thiện dáng mũi mới cao đẹp, thon gọn hơn. Dù nâng mũi bằng phương pháp nào thì mũi cũng phải chịu tổn thương và cần 1 thời gian để hồi phục. Trong suốt quá trình mũi phục hồi, bạn cần phải xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, cần biết nên ăn gì và nên kiêng gì. Vậy thì nâng mũi có ăn được mướp đắng không?
Theo các chuyên gia, sau khi nâng mũi bạn không nên ăn khổ qua hay mướp đắng. Dù đây được xem là “thần dược” với nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng khổ qua lại không phù hợp với những khách hàng mới nâng mũi hay đang có vết thương hở nói chung.
Sở dĩ, bạn không nên ăn mướp đắng (khổ qua) sau nâng mũi là bởi 2 thành phần sau đây:
- Vicine: Trong mướp đắng có chứa thành phần vicine có khả năng làm loãng máu. Chính vì vậy, nếu sau nâng mũi bạn ăn mướp đắng thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, thậm chí là gặp các phản ứng như buồn nôn, khó thở.
- Axit Oxalic: Trong bảng thành phần của mướp đắng còn chứa axit Oxalic, không tốt cho người mới nâng mũi. Cụ thể, axit oxalic có khả năng ngăn cản quá trình tổng hợp và hấp thu canxi. Từ đó khiến cho vết thương lâu lành, mũi lâu gom phom.
Ngoài ra, khổ qua còn có thể làm cản trở quá trình kiểm soát đường huyết, gây tụt huyết áp. Mặt khác, khổ qua có tính mát, nếu ăn nhiều có thể gây lạnh bụng. Nhìn chung, đây là loại quả không thích hợp sử dụng sau nâng mũi nhé.
Đọc thêm bài khác:
Nâng mũi ăn Đu Đủ được không? Nên ăn chín hay sống?
Nâng mũi có được ăn chân gà không?
Nên kiêng ăn khổ qua bao lâu sau nâng mũi?
Theo các chuyên gia, thời gian kiêng ăn khổ qua sau nâng mũi là khoảng 3 – 4 tuần. Sau thời gian này, vết thương đã liền, mũi cũng đã dần ổn định và bắt đầu vào phom nên bạn có thể ăn uống lại bình thường.
Tuy nhiên, quá trình phục hồi cũng có thể dài hoặc ngắn hơn tùy vào cơ địa cũng như cách chăm sóc hậu phẫu của khách hàng. Do đó thời gian kiêng cữ cũng có sự chênh lệch. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nâng mũi để biết chính xác thời gian có thể ăn khổ qua nhé.
Việc ăn khổ qua khi mũi đã lành còn giúp cung cấp chất xơ, vitamin cần thiết cũng như tăng đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý không nên lạm dụng việc ăn khổ qua. Ngoài ra, không nên ăn khổ qua chung với sườn heo chiên, măng cụt, trà vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
>>> Nâng mũi bao lâu được ăn trứng vịt lộn
Vậy nên ăn gì và kiêng gì để mau hồi phục?
Ngoài câu hỏi nâng mũi ăn khổ qua được không thì nâng mũi nên ăn gì và cần kiêng gì cũng được rất nhiều khách hàng thắc mắc. Dưới đây là danh sách những món nên bổ sung và những thực phẩm cần kiêng cữ sau nâng mũi mà bạn nên tham khảo:
Sau nâng mũi nên ăn:
- Những loại thực phẩm mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo thịt bằm, cháo dinh dưỡng, cháo rau củ, súp,…
- Thực phẩm giàu calo, chất đạm như thịt nạc heo, sữa, các chế phẩm từ sữa, nấm, ngũ cốc, yến mạch, các loại đậu…
- Nhóm thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh: rau cải ngọt, rau bina, súp lơ, khoai tây, khoai lang, khoai môn,…
- Quả mọng, trái cây giàu vitamin A, C, E như: cam, quýt, kiwi, ổi, táo, lê, lựu, đu đủ, bưởi, dưa hấu, dưa gang, nho, bơ,…
- Mỗi ngày uống đủ từ 2 – 3 lít nước để cơ thể khỏe mạnh, giúp vết thương mau lành. Bạn cũng có thể uống nước ép trái cây để thay thế nước lọc.
Sau nâng mũi nên kiêng:
- Các loại thực phẩm cứng, khó nhai nuốt, khó tiêu hóa sẽ khiến cơ hàm phải hoạt động nhiều, ảnh hưởng đến dáng mũi, tốc độ phục hồi vết thương.
- Cũng như nâng mũi ăn khổ qua được không. Nên kiêng ăn rau muống vì loại rau này có thể gây tăng sinh collagen quá mức dẫn đến hình thành sẹo lồi, mất thẩm mỹ.
- Không nên ăn thịt bò, thịt dê bởi chúng có thể khiến vùng da phẫu thuật trở nên sậm màu hơn, ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.
- Kiêng trứng bởi trứng có thành phần khiến vùng da non trở nên trắng, loang lổ màu, không đều màu với vùng da xung quanh.
- Kiêng thịt gà, thịt vịt, thịt ngan bởi chúng có thể gây ra tình trạng dị ứng, khiến vết thương lâu hồi phục hơn.
- Hải sản các loại đều có tính tanh, giàu canxi có thể gây hiện tượng mẩn đỏ, ngứa ngáy hoặc gây sẹo lồi cho vết thương hở.
- Đồ nếp cũng cần phải kiêng sau nâng mũi bởi chúng có tính nóng, dễ ăn nóng trong người và có thể gây mưng mủ, viêm nhiễm vết thương.
- Cần kiêng bia rượu, cà phê, đồ uống có gas, các chất kích thích bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc kháng sinh, làm gia tăng các triệu chứng sưng đau, kéo dài thời phục hồi.
- Sau nâng mũi bạn cũng nên hạn chế ăn các đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, các loại thực phẩm lên men vì chúng đều gây cản trở quá trình lành thương.
Lời kết
Như vậy nâng mũi ăn khổ qua được không – Đáp là KHÔNG. Bạn nên kiêng khổ qua cũng như các thực phẩm gây hại đến vết thương mà chúng tôi đã liệt kê bên trên cho đến khi mũi phục hồi hoàn toàn nhé. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì khác, vui lòng liên hệ với Tuấn Linh để được tư vấn, giải đáp MIỄN PHÍ ạ.