Nâng mũi ăn Đu Đủ được không? Nên ăn chín hay sống?

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ góp phần không nhỏ giúp vết thương mau hồi phục, dáng mũi vào phom đẹp chuẩn cũng như hạn chế các biến chứng. Chính vì vậy câu hỏi nâng mũi ăn đu đủ được không, nên ăn những loại trái cây gì sau phẫu thuật là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy hãy cùng chuyên gia Tuấn Linh tìm hiểu trong nội dung bài viết sau nhé.

Nâng mũi ăn đu đủ được không? Nên ăn đu đủ chín hay sống?
Nâng mũi ăn đu đủ được không? Nên ăn đu đủ chín hay sống?

Đu đủ và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Trước khi trả lời cho câu hỏi nâng mũi có được ăn đu đủ không, chúng ta hãy tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng, những công dụng tuyệt vời mà trái đu đủ mang lại cho sức khỏe nhé.

Đu đủ là loại trái cây quen thuộc, được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trái đu đủ có thể ăn chín trực tiếp hoặc cũng có thể chế biến sống thành nhiều món ăn khác nhau.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong đu đủ có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Bao gồm: calo, carbohydrate, chất xơ, chất đạm, vitamin C, vitamin A, Folate, kali và một lượng nhỏ canxi, magie, vitamin nhóm B, vitamin E, vitamin K…

Đu đủ có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể | Nâng mũi ăn đu đủ được không? Nên ăn đu đủ chín hay sống?
Đu đủ có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể | Nâng mũi ăn đu đủ được không? Nên ăn đu đủ chín hay sống?

Đặc biệt trong đu đủ còn chứa chất chống oxy hóa lành mạnh, góp phần ngăn ngừa, làm chậm quá trình tổn thương, tăng sức đề kháng, tái tạo làn da mới khỏe mạnh, hỗ trợ cho quá trình phục hồi.

Đu đủ cũng được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, nóng trong người… Hơn thế nữa, loại trái cây này còn dễ mua, giá thành rẻ. 

Vậy nâng mũi ăn đu đủ được không?

Với câu hỏi nâng mũi ăn đu đủ được không, bác sĩ nhà Tuấn Linh xin trả lời là hoàn toàn CÓ THỂ. Ăn đu đủ không gây ảnh hưởng đến vết thương mà còn giúp mũi lành nhanh, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, biến chứng. Dưới đây là những lý do bạn nên ăn đu đủ sau nâng mũi:

Đu đủ mềm, dễ ăn, không ảnh hưởng đến cơ hàm: Trong vài ngày đầu sau nâng mũi, bạn cần phải tránh xa các món ăn cứng, dai, khó nhai nuốt. Bởi chúng không chỉ gây ra tình trạng khó tiêu mà còn khiến cho cơ hàm phải hoạt động nhiều, làm tăng nguy cơ biến dạng mũi. Trong khi đó, đu đủ chín có kết cấu mềm nên rất dễ ăn, phù hợp với những bạn mới nâng mũi.

Đu đủ giúp hạn chế tình trạng táo bón: Sau khi nâng mũi, hầu như khách hàng nào cũng phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để chống phù nề, viêm nhiễm. Việc sử dụng thuốc tây có thể gây ra tình trạng nóng trong người hay táo bón. Lúc này, ăn đu đủ sẽ giúp nhuận tràng, ngăn ngừa tình trạng táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa cho bạn.

Đu đủ giúp vết thương mau lành: Quan trọng nhất chính là đu đủ có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa có lợi cho quá trình lành thương. Cụ thể, việc ăn đu đủ sẽ giúp tăng đề kháng, chống tổn thương da, chống nhiễm trùng vết thương, thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Ăn đu đủ sau nâng mũi góp phần giúp vết thương mau lành | Nâng mũi ăn đu đủ được không? Nên ăn đu đủ chín hay sống?
Ăn đu đủ sau nâng mũi góp phần giúp vết thương mau lành | Nâng mũi ăn đu đủ được không? Nên ăn đu đủ chín hay sống?
  • Sửa mũi ăn đu đủ chín được không?

Sau nâng mũi, ăn đu đủ chín rất có lợi cho quá trình hồi phục. Bạn có thể ăn đu đủ chín trực tiếp như món tráng miệng. Tốt nhất là nên cắt nhỏ để dễ ăn hoặc bạn cũng có thể làm sinh tố đu đủ để uống.

  • Nâng mũi có ăn được đu đủ sống không?

Đối với đu đủ sống hay đu đủ xanh, bạn vẫn có thể sử dụng sau nâng mũi. Bởi đu đủ xanh cũng mang giá trị dinh dưỡng tương đương như đu đủ chín. Bạn nên chế biến đu đủ xanh thành các món canh hầm để dễ ăn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là không nên ăn quá nhiều đu đủ xanh nhé. Vì trong đu đủ xanh có nhiều chất xơ và nhựa, ăn nhiều sẽ khiến rối loạn bao tử.

Cùng đọc thêm về:

Nâng mũi ăn Chân Gà được không? Hé lộ lý do phải kiêng

Nâng mũi có được ăn bún không? Tại sao?

Một vài lưu ý khi ăn đu đủ để bảo vệ sức khỏe

Nâng mũi ăn đu đủ được không? Đu đủ là loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng không phải đối tượng nào cũng thích hợp sử dụng. Khi ăn đu đủ bạn nên lưu ý những điều sau:

Một vài lưu ý khi ăn đu đủ | Nâng mũi ăn đu đủ được không? Nên ăn đu đủ chín hay sống?
Một vài lưu ý khi ăn đu đủ | Nâng mũi ăn đu đủ được không? Nên ăn đu đủ chín hay sống?
  • Bạn nên nạp vào cơ thể tối đa 500-700g đu đủ/ ngày, không nên ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng.
  • Lựa chọn mua đu đủ ở những nơi uy tín như siêu thị để tránh mua phải quả bị chín ép, bị phun thuốc.
  • Nếu có hệ tiêu hóa kém thì không nên ăn nhiều đu đủ. Bởi đu đủ giúp nhuận tràng, có thể gây ra tình trạng bị tiêu chảy cho người bụng yếu.
  • Người có tiền sử về bệnh lý dạ dày cũng không nên sử dụng đu đủ. Nếu ăn nhiều bạn có thể bị các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng hoặc buồn nôn.
  • Những người bị bệnh vàng da cũng không được sử dụng đu đủ. Nguyên nhân là bởi beta-caroten trong đu đủ sẽ khiến cho bệnh tình càng trầm trọng hơn.

Điểm mặt 8 loại trái cây tốt cho người mới nâng mũi

Theo các nghiên cứu, trong trái cây có chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và các loại vitamin, nhất là vitamin C giúp làm đẹp da, tăng sức đề kháng, hỗ trợ làm mờ sẹo, ngăn ngừa nhiễm trùng. Vậy sau nâng mũi ngoài đu đủ thì bạn nên ăn những loại quả gì? Tham khảo ngay 8 loại quả dưới đây nhé:

Những loại trái cây nên ăn sau nâng mũi | Nâng mũi ăn đu đủ được không? Nên ăn đu đủ chín hay sống?
Những loại trái cây nên ăn sau nâng mũi | Nâng mũi ăn đu đủ được không? Nên ăn đu đủ chín hay sống?
  • Cam: Nhắc đến loại quả nên bổ sung sau nâng mũi thì không thể không nhắc đến trái cam. Đây là loại quả mọng giàu lượng axit ascorbic, vitamin C, chất xơ rất tốt cho quá trình phục hồi dáng mũi và sức khỏe nói chung. Hơn thế nữa, cam cũng có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép nước đều được.
  • Bưởi: Bưởi cũng được biết đến là loại trái cây giàu hàm lượng vitamin C, tốt cho dáng mũi sau nâng. Mặt khác, bưởi giàu chất xơ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả. Ăn bưởi mỗi ngày cũng giúp bạn nâng cao đề kháng.
  • Dâu tây: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ khoảng 80g dâu tây sẽ tạo ra khoảng 100mg vitamin C và các chất chống oxy hóa cần thiết. Do đó loại quả này cũng rất tốt cho những bạn mới nâng mũi, giúp mũi nhanh lành.
  • Dưa hấu: Không chỉ riêng dưa hấu mà các loại quả họ dưa nói chung như dưa lưới, dưa gang đều cung cấp một lượng lớn khoáng chất như vitamin C, K, B6, kali, đồng tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, trong dưa còn có hàm lượng chất điện giải, giúp cấp ẩm cho lành da, bảo vệ làn da.
  • Kiwi: Thống kê cho thấy, khoảng 100g kiwi chứa đến 70mg vitamin C cũng như các khoáng chất khác. Chính vì vậy kiwi cũng được xếp vào nhóm trái cây mà bạn không thể bỏ qua sau nâng mũi.
  • Ổi: Thật bất ngờ, hàm lượng vitamin C có trong ổi còn nhiều hơn gấp 5 trong cam. Ngoài ra, trong ổi cũng chứa vitamin A, axit folic, chất khoáng (canxi, sắt, Magie, photpho…) Chính vì vậy bạn nên ăn ổi sau khi nâng mũi nhé. Tuy nhiên, loại quả này có kết cấu khá cứng, tốt nhất bạn hãy cắt thật nhỏ để ăn hoặc ép thành nước để uống.
  • Lê: Một loại quả khác mà bạn nên ăn sau khi nâng mũi chính là trái lê. Nguyên nhân là bởi trong lê có chứa nhiều vitamin (C, K, B2, B3, B6), các khoáng chất (đồng, canxi, magie, folate, mangan) giúp tăng đề kháng, ngăn ngừa viêm nhiễm, cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Táo: Sau nâng mũi ngoài thắc mắc như nâng mũi ăn đu đủ được không, bạn cũng nên ăn táo hàng ngày. Đây là loại quả rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm sắt, canxi, vitamin C, beta caroten,… Táo cũng được mệnh danh là loại quả có nhiều chất chống oxy hóa, tốt cho sức khỏe nói chung.

Lời kết

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về vấn đề nâng mũi ăn đu đủ được không cũng như gợi ý 8 loại trái cây nên bổ sung sau nâng mũi. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn! Chúc bạn sớm trở thành phiên bản hoàn hảo nhất với chiếc mũi mới, đẹp chuẩn.

Nguyễn Thị Ngọc Loan
Follow me