Mực là món hải sản yêu thích, khoái khẩu của nhiều người. Đây cũng là nguồn chất dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng thích hợp để ăn mực. Vậy cụ thể nâng mũi ăn mực được không? Mời các độc giả tham khảo ngay trong nội dung bài viết sau đây.
Thành phần dinh dưỡng trong mực
Trước khi trả lời câu hỏi nâng mũi có được ăn mực không thì chúng ta hãy cùng điểm qua những thành phần dinh dưỡng có trong mực đã nhé.
Mực là một trong những loại hải sản có chứa nhiều chất đạm, protein cũng như các nguồn khoáng chất cần thiết khác như: vitamin B12, vitamin B2, vitamin B3, Riboflavin, đồng, canxi, phốt pho, magie, selen và một ít hàm lượng chất béo bão hòa, natri, vitamin A, vitamin B1,…
Bên cạnh đó, mực cũng có hương vị thơm ngon, thớ thịt dai, giòn và ngọt giúp “chinh phục” nhiều người. Mực thường được tiêu thụ dưới 2 dạng là mực tươi và mực khô. Mực có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như mực xào, mực nhồi thịt, mực hấp, mực nướng, khô mực chiên nước mắm,…
Không chỉ vậy, mực còn có công dụng chữa bệnh mà không phải ai cũng biết:
- Ngăn ngừa viêm khớp: Theo thống kê, trong mực có chứa hàm lượng chất selenium dồi dào. Đây là loại chất chống oxy hóa và giúp làm giảm các biểu hiện của bệnh viêm khớp.
- Tốt cho tim mạch: Vitamin E, kali trong mực có lợi cho tim mạch của bạn. Ngoài ra, hàm lượng vitamin B12 trong mực sẽ giúp làm giảm nồng độ axit homocysteine. Qua đó giảm nguy cơ bị đột quỵ, tai biến mạch máu,…
- Ngăn ngừa thiếu máu: Trong mực có khoáng chất đồng, giúp cơ thể lưu trữ, hấp thụ và trao đổi chất tốt hơn. Ngoài ra còn giúp hình thành nên hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
- Tốt cho xương và răng: Nhờ hàm lượng photpho khá cao mà ăn mực còn có khả năng giúp cơ thể hấp thu canxi, giúp xương và răng chắc khỏe hơn.
- Hỗ trợ hệ miễn dịch: Các loại mực cũng chứa nhiều khoáng chất đồng, kẽm giúp xây dựng và củng cố hệ miễn dịch. Bảo vệ sức khỏe của bạn trước sự tấn công của nhiều bệnh gây hại.
- Giảm chứng đau nửa đầu: Trong mực có chứa hàm lượng vitamin B2 rất cao. Từ đó giúp bạn giảm thời gian, tần suất đau nửa đầu.
Nâng mũi ăn mực được không?
Mặc dù mực có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nó cũng có khả năng gây dị ứng. Nếu bạn ăn quá nhiều mực có thể gây nổi mề đay, ngứa ngáy,… Vậy nâng mũi ăn mực được không?
Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho biết, sau nâng mũi bạn tuyệt đối không được ăn mực hay các loại hải sản khác. Nguyên nhân là bởi:
- Dễ hình thành sẹo lồi: Trong mực có hàm lượng protein cao có thể kích thích collagen sản sinh quá mức. Từ đó gây sẹo lồi, mất thẩm mỹ cho vết thương hở.
- Có thể gây mưng mủ: Ăn mực khi vết thương chưa lành có thể làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ, sưng đau mũi kéo dài.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Mực có tính tanh, nên có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy, nhất là với những người cơ thể đang mệt mỏi sau nâng mũi.
- Gây dị ứng, ngứa ngáy: Mực còn dễ gây dị ứng chẳng hạn như ngứa da, phát ban,… với những người bị dị ứng nặng thì càng nguy hiểm.
Có thể thấy, ăn mực không tốt cho người mới nâng mũi, thậm chí còn làm kéo dài thời gian phục hồi, ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ. Chính vì vậy, nâng mũi ăn mực được không – mực là một trong những món mà bạn bắt buộc phải kiêng cữ sau nâng mũi nhé.
Nhiều người lầm tưởng rằng, chỉ cần kiêng ăn mực tươi sau nâng mũi là được. Còn đối với mực khô thì không sao. Vậy sự thật nâng mũi ăn mực khô được không? Đương nhiên là cũng KHÔNG. Bởi dù là mực tươi hay mực khô thì thành phần dinh dưỡng cũng không thay đổi. Mực khô vẫn có thể gây hại đến dáng mũi, thậm chí mực khô có độ dai, cứng còn gây ảnh hưởng đến cơ hàm, dễ khiến dáng mũi bị lệch vẹo.
Xem thêm bài viết:
Nâng mũi ăn Hàu được không? Giá trị dinh dưỡng cần biết
Nâng mũi có ăn được mướp đắng không
Nếu lỡ ăn mực sau nâng mũi có sao không?
Nhiều khách hàng dù đã biết mực không tốt cho dáng mũi nhưng vì vô tình, nhất thời quên mất mà lỡ ăn. Vậy phải làm sao?
Theo các chuyên gia, nếu lỡ ăn mực thì bạn hãy bình tĩnh, theo dõi phản ứng của cơ thể và liên hệ ngay với bác sĩ. Nếu lượng mực ăn vào cơ thể không nhiều, mà cơ địa bạn lại lành tính thì cũng không có gì đáng ngại. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần bổ sung nhiều nước và trái cây để củng cố miễn dịch là được.
Ngược lại, nếu ăn mực với lượng nhiều hoặc cơ địa dữ, có các dấu hiệu như ngứa ngáy, căng tức mũi thì bạn nên gặp bác sĩ. Có thể bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc kháng sinh, tiêu viêm hoặc chống dị ứng để giảm bớt các triệu chứng này.
Bạn chỉ cần tuân thủ theo đúng dặn dò của bác sĩ và để ý đến chế độ dinh dưỡng là ổn. Tuy nhiên, đối với trường hợp ăn mực sau nâng mũi và bị dị ứng thì bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.
Sau nâng mũi bao lâu được ăn mực?
Nâng mũi 1 tháng ăn mực được không hay nâng mũi bao lâu được ăn mực cũng là thắc mắc của nhiều người.
Theo các chuyên gia, sau nâng mũi bạn nên kiêng ăn mực trong khoảng thời gian 1 tháng, cho tới khi vết thương lành lại hoàn toàn, không còn dấu hiệu sưng bầm… Mặt khác, thời gian kiêng cữ cụ thể cũng còn phụ thuộc vào từng cơ địa, cách chăm sóc hậu phẫu của khách hàng. Vì vậy, để biết chính xác nâng mũi 1 tháng ăn mực được không thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.
Bên cạnh đó, sau khi được ăn mực trở lại, bạn cũng không nên lạm dụng. Bởi ăn nhiều hải sản sẽ khiến cơ thể không kịp tiêu hóa, có thể gây biến chứng không tốt. Ngoài ra, khi ăn mực bạn cũng cần phải lưu ý một vài điều sau:
- Nên ăn mực tươi, sống, mua tại các địa chỉ uy tín. Tránh sử dụng mực bị ươn, để lâu ngày vì chúng có thể chứa nhiều vi khuẩn, hóa chất độc hại cho hệ tiêu hóa.
- Cần rửa sạch mực, sơ chế kỹ. Nên ưu tiên chế biến các món mực hấp để giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng.
- Cần bảo quản mực ở mức nhiệt dưới 5 độ C.
- Mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 2 lần là đủ, lần 1-2 con vì mực có tính hàn dễ gây lạnh bụng.
Danh sách những thực phẩm bạn cần kiêng
Ngoài mực và các loại hải sản nói chung thì sau nâng mũi bạn còn cần kiêng cữ nhiều loại thực phẩm khác. Bao gồm:
- Rau muống: Có khả năng tăng sinh collagen khiến hình thành sẹo lồi ở vết thương hở.
- Thịt gà, thịt vịt: Gây ngứa ngáy ở vết thương, có thể gây mưng mủ.
- Thịt bò, thịt dê: Làm cho vùng da non trở nên sậm màu, gây sẹo thâm.
- Đồ nếp: Có tính nóng, dễ làm mưng mủ, kéo dài triệu chứng sưng đau.
- Trứng: Có thể khiến vùng da non loang lổ, không đều màu.
- Đồ cay nóng: Làm vết thương dễ bị viêm, lâu hồi phục.
- Đồ lên men: Gây khó tiêu, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
- Bia rượu: Làm giảm tác dụng của thuốc, khiến các triệu chứng sưng đau kéo dài.
Thay vào đó bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lành tính như thịt heo, ngũ cốc, các loại đậu, nấm, rau xanh, khoai tây, cà rốt, củ cải… Đặc biệt là những loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất như cam, bưởi, táo, lê, dưa hấu, dâu tây,… Đồng thời uống nhiều nước để tăng khả năng trao đổi chất, có lợi cho quá trình lành thương.
Lời kết
Bài viết trên đã đưa ra đáp án cho câu hỏi nâng mũi ăn mực được không mà bạn đang tìm kiếm. Nếu còn điều gì băn khoăn, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với viện thẩm mỹ Tuấn Linh để được giải đáp MIỄN PHÍ ạ.