Nâng mũi ăn Nui được không? [Giải thích nguyên nhân]

Nâng mũi ăn nui được không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Đây là món ăn quen thuộc, thông dụng được làm chủ yếu từ bột mì. Tuy nhiên, chế độ ăn uống sau nâng mũi có rất nhiều điều cần lưu ý. Vì vậy nhiều người lo lắng không biết nên ăn thực phẩm nào, nên kiêng thực phẩm nào? Cùng theo dõi nội dung bài viết sau để được giải đáp nhé.

Nâng mũi ăn nui được không? Chuyên gia hướng dẫn chăm sóc mũi chuẩn
Nâng mũi ăn nui được không? Chuyên gia hướng dẫn chăm sóc mũi chuẩn

Nui được làm từ gì?

Nui là một loại thực phẩm có kết cấu tương tự như sợi mì ống. Đây cũng là nguyên liệu để làm nên nhiều món xào, món nước hấp dẫn. Sau khi được nấu chín, nui sẽ mềm và độ giòn dai. 

Ngày nay, nui được sản xuất với nhiều hình dáng khác nhau như hình tròn, ống tròn, ngôi sao, sợi xoắn với nhiều màu sắc bắt mắt. Bên cạnh những loại nui cần được nấu chín thì người ta còn sản xuất nui chiên với mùi vị thơm ngon, có thể ăn liền, được nhiều người yêu thích.

Thành phần chính để làm nên nui là bột mì, bột gạo, trứng, nước và một số loại gia vị khác. Sau khi trộn bột, trứng, nước, người ta sẽ cho thêm gia vị và định hình. Sau đó đem đi sấy khô để tạo thành nui.

Nui có nhiều hình dáng khác nhau, màu sắc bắt mắt | Nâng mũi ăn nui được không? Chuyên gia hướng dẫn chăm sóc mũi chuẩn
Nui có nhiều hình dáng khác nhau, màu sắc bắt mắt | Nâng mũi ăn nui được không? Chuyên gia hướng dẫn chăm sóc mũi chuẩn

Cũng giống như bún, mì, nui có thể dùng để thay thế cơm. Trong nui cũng chứa chất béo, chất đạm, carbs, natri… Vậy thì sau nâng mũi ăn nui được không?

Nâng mũi ăn nui được không?

Theo các chuyên gia, trong thành phần cấu tạo của nui có trứng nên mọi người không nên ăn nui sau nâng mũi nhé. Nguyên nhân là bởi trứng có thể khiến cho vết thương bị loang lổ màu, không đều với làn da xung quanh gây mất thẩm mỹ. 

Tuy nhiên, hiện nay có 1 số loại nui được làm từ bột mì, rau củ, không có trứng. Nếu là các loại nui này thì bạn vẫn có thể ăn bình thường. Nhìn chung, hãy nhìn vào bảng thành phần cấu tạo của nui để biết có nên ăn hay không nhé.

Bên cạnh đó, khi ăn nui rau củ bạn cũng cần lưu ý không chế biến nui kèm các thực phẩm như thịt bò, trứng, hải sản,… Vì chúng có thể gây sẹo xấu, làm ảnh hưởng đến dáng mũi đang hồi phục. Mặt khác, không nên chế biến nui với các hình thức chiên, xào nhiều dầu mỡ, bởi điều này cũng không tốt cho sự hồi phục của mũi.

Sau khoảng 3 – 4 tuần, khi mũi đã lành thương hoàn toàn thì bạn có thể ăn uống trở lại như bình thường, không cần kiêng cữ nhé.

Đọc thêm bài viết:

Nâng mũi ăn Vải được không?

Nâng mũi bao lâu được ăn mực? 

Điểm mặt các thực phẩm cần kiêng cữ 

Ngoài câu hỏi nâng mũi ăn nui được không thì sau nâng mũi cần kiêng ăn gì cũng là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Dưới đây là danh sách những thực phẩm, món ăn bạn nên kiêng sau nâng mũi để nhanh lành, dáng mũi đẹp như mong muốn nhé:

Những thực phẩm nên kiêng sau nâng mũi | Nâng mũi ăn nui được không? Chuyên gia hướng dẫn chăm sóc mũi chuẩn
Những thực phẩm nên kiêng sau nâng mũi | Nâng mũi ăn nui được không? Chuyên gia hướng dẫn chăm sóc mũi chuẩn
  • Không ăn thức ăn cứng: Sau nâng mũi bạn hãy nhớ hạn chế các loại thức ăn cứng, dai, khó tiêu hóa. Bởi điều này sẽ khiến cơ hàm phải hoạt động nhiều, ảnh hưởng ít nhiều đến dáng mũi mới nâng. Trong thời gian này nên ưu tiên các loại thức ăn dạng lỏng, kết cấu mềm, dễ tiêu hóa.
  • Kiêng ăn thịt bò, thịt dê, thịt chó: Những loại thịt đỏ thường giàu chất đạm nhưng lại có thể gây ảnh hưởng không tốt đến dáng mũi. Chẳng hạn như gây sẹo lồi, sẹo thâm sạm, ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.
  • Không nên ăn các loại thịt gia cầm: Thịt gia cầm cũng nằm trong danh sách cần phải kiêng cữ sau nâng mũi. Bởi thịt gà, thịt vịt có thể khiến vết thương bị mưng mủ, lâu hồi phục hơn hoặc gây ra sẹo xấu.
  • Kiêng ăn rau muống: Loại rau này được mệnh danh là quen thuộc, phổ biến và tất giàu chất xơ. Nhưng sau nâng mũi cũng cần phải kiêng cữ. Nguyên nhân là bởi rau muống có thể khiến collagen tăng sinh quá mức dẫn đến hình thành sẹo lồi.
  • Không ăn đồ nếp: Các món ăn được làm từ gạo nếp như xôi, bánh chưng, bánh khúc, chè… cũng cần phải kiêng cữ sau nâng mũi. Bởi đồ nếp thường có tính nóng, ăn vào sẽ gây nóng trong và làm cho vết thương dễ bị mưng mủ, lâu lành hơn bình thường.
  • Kiêng tất cả các loại hải sản: Hải sản là nguồn thực phẩm giàu canxi, chất đạm nhưng chúng có thể khiến cho vết thương bị sẹo lồi, mất thẩm mỹ. Mặt khác, hải sản có tính tanh, có thể gây ra một số dị ứng, viêm nhiễm, ngứa ngáy hoặc nổi mẩn đỏ, làm kéo dài quá trình lành thương.
  • Không nên ăn trứng gà, trứng lộn: Các loại trứng gà, trứng vịt, trứng ngan, trứng ngỗng đều cần kiêng cữ sau nâng mũi vì chúng có thể làm vết thương không đều màu. Còn trứng vịt lộn sẽ làm cho vết thương thêm sâu hơn, ảnh hưởng đến sự hồi phục.
  • Kiêng sử dụng các chất kích thích: Những chất kích thích như bia rượu, cà phê… có thể khiến cho thuốc kháng sinh bị chậm tác dụng. Chưa kể đến, chất kích thích sẽ khiến máu lưu thông kém hơn ảnh hưởng đến sự hồi phục, thậm chí còn làm cho tình trạng sưng đau thêm nghiêm trọng.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm lên men: Những món được lên men như dưa chua, cà muối, kim chi cũng nên hạn chế sử dụng sau nâng mũi. Bởi ăn nhiều sẽ không tốt cho tiêu hóa, cản trở sự lành thương.
  • Nên kiêng các món dầu mỡ, nhiều đường: Bạn cũng cần kiêng những món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, cholesterol,… bởi chúng khó tiêu và không tốt cho sức khỏe. Mặt khác cũng cần giảm tiêu thụ các thực phẩm giàu đường như bánh kẹo, sầu riêng, mít… bởi chúng có thể làm vết thương bị mưng mủ, lâu lành.

Hướng dẫn chăm sóc mũi sau nâng chuẩn từ chuyên gia

Ngoài chế độ kiêng cữ như nâng mũi ăn nui được không thì bạn còn cần vệ sinh mũi đúng cách, sinh hoạt điều độ khoa học. Cụ thể, dưới đây là những hướng dẫn chăm sóc mũi đạt chuẩn từ chuyên gia mà bạn nên tham khảo:

Các tip chăm sóc mũi sau nâng bạn cần biết | Nâng mũi ăn nui được không? Chuyên gia hướng dẫn chăm sóc mũi chuẩn
Các tip chăm sóc mũi sau nâng bạn cần biết | Nâng mũi ăn nui được không? Chuyên gia hướng dẫn chăm sóc mũi chuẩn
  • Thực hiện chườm đá trong vòng 48h đầu tiên để giúp giảm sưng đau vùng mũi. Sau đó có thể kết hợp thêm chườm ấm để giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm bầm tím. Lưu ý khi chườm cần nhẹ nhàng, không chườm trực tiếp vào vết thương, không để nước dính vào vết thương hở.
  • Mỗi ngày cần vệ sinh vùng mũi, vùng lấy sụn tai sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý để tránh nhiễm trùng. Thao tác vệ sinh nhẹ nhàng, không chà xát vào vết thương. Giữ cho vết thương luôn khô thoáng, kiêng nước, kiêng khói bụi.
  • Sau nâng mũi nên nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya, dậy sớm. Mỗi ngày nên ngủ từ 7 – 8 giờ để sức khỏe mau hồi phục.
  • Hạn chế các hoạt động mạnh, kiêng chơi thể thao, tập gym cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.
  • Khi nằm nên nằm thẳng, ngửa để tránh tạo áp lực cho mũi. Tránh nằm nghiêng hay nằm úp vì có thể làm mũi bị lệch.
  • Khi ra đường cần đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận, hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi làm mũi bị viêm nhiễm.
  • Không rửa mặt với sữa, sử dụng mỹ phẩm, hóa chất trong những ngày đầu nên mũi. Bởi điều này có thể ảnh hưởng đến dáng mũi.
  • Chú trọng bổ sung những thực phẩm lành tính, giàu dinh dưỡng như thịt nạc heo, sữa, các loại rau xanh, cà rốt, nấm, bí đỏ, các loại hoa quả giàu vitamin như cam, đu đủ, táo, lê, kiwi…
  • Tuân thủ theo mọi lời dặn của bác sĩ, uống thuốc theo toa – đơn, tái khám theo định kỳ để kiểm tra, đánh giá tốc độ hồi phục. 
  • Bất kỳ khi nào mũi có các dấu hiệu bất thường như sưng đau kéo dài, chảy máu, dáng mũi bị lệch thì bạn cần quay lại cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề nâng mũi ăn nui được không cũng như một vài điều cần chú ý sau phẫu thuật. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn chăm sóc mũi khoa học, đúng chuẩn hơn. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn hay thắc mắc, vui lòng liên hệ với Tuấn Linh để được giải đáp hoàn toàn MIỄN PHÍ ạ!

Nguyễn Thị Ngọc Loan
Follow me